| Hotline: 0983.970.780

100.000 USD hỗ trợ ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo chuỗi giá trị

Thứ Ba 05/04/2022 , 17:08 (GMT+7)

Trong 3 năm, từ 2022 đến 2024, Mavin và World Vision Việt Nam sẽ hợp tác thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo chuỗi trị giá 100.000 USD.

Mavin và World Vision Việt Nam sẽ cùng chung tay thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: Toan Vũ.

Mavin và World Vision Việt Nam sẽ cùng chung tay thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam. Ảnh: Toan Vũ.

Ngày 05/04/2022, tại Hà Nội, Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam (Tầm nhìn Thế giới Việt Nam) đã ký Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, hỗ trợ sinh kế cho người dân tại một số địa bàn khó khăn của Việt Nam.

Theo đó, trong giai đoạn 3 năm, từ 2022 -  2024, Mavin và World Vision Việt Nam sẽ cùng chung tay thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo chuỗi giá trị với gói hỗ trợ sinh kế trị giá 100.000 USD.

Trước mắt, trong năm 2022, Chương trình hợp tác sẽ được triển khai tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể, Mavin và World Vision Việt Nam sẽ cung cấp một gói hỗ trợ gồm 12.000 vịt giống, hơn 40 tấn thức ăn chăn nuôi kèm theo thuốc thúy, cùng tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 120 hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Dự kiến toàn bộ con giống và vật tư chăn nuôi sẽ được chuyển đến tay các hộ gia đình trong tháng 4 năm 2022 và tới cuối tháng 6 năm 2022 các hộ chăn nuôi đã có thể bắt đầu xuất bán thành phẩm.

Khi tham gia vào Chương trình hợp tác giữa Mavin Group và World Vision Việt Nam, các hộ chăn nuôi sẽ nhận được những hỗ trợ sau: Cung cấp con giống chất lượng cao của Tập đoàn Mavin. Hỗ trợ thức ăn chăn nuôi an toàn, đảm bảo dinh dưỡng hoàn chỉnh cho vật nuôi cho tới khi xuất chuồng. Cung cấp nguồn thuốc thú y, vacxin đạt chuẩn WHO-GMP và các vật tư chăn nuôi cần thiết khác.

Các hộ nông dân sẽ được đào tạo chuyển giao kỹ thuật, tư vấn về tiêu chuẩn chuồng trại và quy trình chăn nuôi chặt chẽ để đảm bảo kết quả chăn nuôi tối ưu và chất lượng thịt tốt. Thành phẩm đầu ra cũng sẽ được Tập đoàn Mavin hỗ trợ kết nối các thương lái thu mua với mức giá bán hợp lý.

Theo World Vision Việt Nam, các hộ chăn nuôi được tuyển chọn kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí đa dạng như: hộ thuộc diện nghèo/cận nghèo, có trẻ khó khăn, có lao động, có chuồng trại hợp vệ sinh,... 

Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, hỗ trợ sinh kế cho người dân tại một số địa bàn khó khăn của Việt Nam. Ảnh: PV.

Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, hỗ trợ sinh kế cho người dân tại một số địa bàn khó khăn của Việt Nam. Ảnh: PV.

Sau khi được cung cấp con giống và các vật tư chăn nuôi,quá trình chăn nuôi được giám sát chặt chẽ bởi Mavin và World Vision Việt Nam để đảm bảo trọng lượng và chất lượng thịt cung cấp cho thị trường. Trên cơ sở kết quả chăn nuôi, các hộ gia đình cũng sẽ đóng góp 10% tổng giá trị sản phẩm bán ra để duy trì sản xuất và mở rộng cho các hộ chăn nuôi khác trên địa bàn.

"Khi tham gia Chương trình hợp tác, các hộ nông dân cam kết thực hiện đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia đến từ Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam. Mục tiêu là đảm bảo hiệu quả tối ưu cho từng yếu tố chăn nuôi, bao gồm con giống, xây dựng chuồng trại, quy trình cho ăn và chăm sóc chặt chẽ, đồng thời loại trừ hoàn toàn việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi. Hoạt động hợp tác này là minh chứng cho cam kết theo đuổi một nền nông nghiệp xanh của chúng tôi thông qua việc chăn nuôi hữu cơ và chất lượng cao. Về lâu dài, điều này sẽ giúp cộng đồng hưởng lợi xây dựng thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực chăn nuôi vịt với các thương lái và người mua, đóng góp vào tính bền vững của dự án", ông Phạm Văn Vinh, Quản lý Chương trình Sinh kế, Tổ chức World Vision Việt Nam chia sẻ.

Về phía Tập đoàn Mavin, ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT cho biết Mavin rất vui mừng tiếp tục hợp tác với World Vision Việt Nam sau thành công của giai đoạn 1 tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đã giúp hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo, làm chủ nghề chăn nuôi heo, gà, vịt và tiếp cận chăn nuôi bền vững theo chuỗi giá trị khép kín “Từ Nông trại tới Bàn ăn” của Tập đoàn Mavin.

“Điều Mavin tâm đắc nhất sau 3 năm thực hiện Chương trình tại huyện Như Xuân (tỉnhThanh Hoá), đó là Chương trình không chỉ giúp người nông dân thoát nghèo mà còn giúp họ tự tin mua thêm con giống và tiếp tục duy trì chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Bằng cách này, chúng tôi vừa giúp người nông dân tăng thu nhập, vừa giúp họ tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả và các sản phẩm chăn nuôi an toàn, qua đó đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam”, ông David chia sẻ.

Cũng nhân dịp này, ông Doseba Sinay, Trưởng Đại diện Tổ chức World Vision Việt Nam Doseba Sinay nhấn mạnh: "Từ kinh nghiệm hợp tác trước đó để cải thiện an sinh cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Như Xuân, tập đoàn Mavin đã trở thành đối tác đáng tin cậy của World Vision Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng cách tiếp cận mới mẻ nhưng đầy tính thực tế của Dự án hợp tác lần này sẽ tiếp tục cho phép các bên phát huy thế mạnh và chuyên môn của mình để mang lại tác động lan toả hơn nữa tới những cộng đồng cần sự trợ giúp, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi để mọi trẻ em được hưởng một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa".

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm