| Hotline: 0983.970.780

127 cơ quan, tổ chức có giấy phép giới thiệu việc làm

Thứ Hai 18/10/2021 , 19:17 (GMT+7)

TP.HCM Để hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm sau thời gian dài nghỉ dịch, TP.HCM có 127 cơ quan, tổ chức có giấy phép được hoạt động giới thiệu việc làm.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM. Ảnh: T.N.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM. Ảnh: T.N.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 18/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, hiện nay trên địa bàn TP.HCM có 127 cơ quan, tổ chức có giấy phép được hoạt động giới thiệu việc làm.

"Người lao động trở lại TP.HCM làm việc có thể đến công ty cũ để làm việc theo lời mời của công ty. Còn nếu người lao động muốn tìm việc làm mới thì có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP.HCM (153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh) và Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM (206D Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh) thuộc Sở LĐTB-XH", ông Lâm thông tin.

Cũng theo ông Lâm, hiện nay Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nguồn Nhân lực, thị trường lao động thuộc Sở LĐTB-XH TP.HCM có khảo sát và danh sách cụ thể nhu cầu cung cầu nguồn nhân lực. "Chúng tôi đã giao danh sách này cho Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP.HCM và Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM cùng một số doanh nghiệp có hoạt động trên địa bàn TP.HCM "ráp lại" để giới thiệu việc làm cho nhu cầu để các doanh nghiệp phỏng vấn", ông Lâm nói.

Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH TP.HCM Nguyễn Văn Lâm khẳng định, kênh giải quyết cho người lao động tìm việc tại TP.HCM hiện nay diễn ra thuận lợi, không có gì khó khăn trở ngại. 

Ông Lâm cũng cho biết, theo số liệu của Ban Quản lý Khu chế xuất khu công nghiệp, Khu công nghệ cao TP.HCM, đến nay, số lao động trở lại làm việc thêm khoảng 134.850 người. Ngoài ra, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các quận huyện có khoảng trên dưới 5.000 người lao động trở lại làm việc.

Theo ông Lâm, trước đó, UBND TP.HCM có văn bản 3231 về phương thức hỗ trợ, vận chuyển công nhân trở lại TP.HCM làm việc, nên tạo nhiều thuận lợi. Dự kiến, trong thời gian tới, số lượng lao động ở các khu vực Tây Nguyên trở lại làm việc khả quan hơn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TBXH TP.HCM, đến nay, tổng số lao động làm việc tại 1.400 doanh nghiệp đang khởi động lại là 210.000 người, tập trung ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải, chế biến, giày da may mặc...

Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2021, TP.HCM cần khoảng 60.000 lao động. Đặc biệt, ngay sau Tết Nguyên đán, đầu năm 2022, TP.HCM cần thêm 120.000 lao động. Để kết nối cung – cầu lao động trong thời gian tới, TP.HCM mở các sàn giao dịch việc làm nhằm ráp nối mong muốn tìm việc của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Tại Kỳ họp HĐND Khóa X nhiệm kỳ 2021 – 2025, nhiều đại biểu đề nghị TP.HCM cần phân tích nguyên nhân về vấn đề người lao động bỏ TP.HCM về quê sau dịch Covid-19. Đồng thời, rà soát người lao động có nhu cầu quay lại và tổ chức kết nối với doanh nghiệp. Đồng thời, cần động viên người lao động trở lại TP.HCM làm việc. Rà soát lại số lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp để đưa vào nhu cầu tuyển dụng; định hướng tuyển dụng sinh viên ra trường (quý 4)…

Gói hỗ trợ đợt 3 kéo dài đến ngày 22/10

Về tiến độ chi hỗ trợ đợt 3 đối với người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, ông Lâm cho biết, tính đến nay, TP.HCM đã chi hỗ trợ cho hơn 5 triệu người.

“Theo chỉ đạo của UBND TP.HCM gói hỗ trợ đợt 3 dự kiến kết thúc ngày 15/10, tuy nhiên đến nay, địa bàn vẫn còn trên 1,5 triệu người lao động chưa nhận chi trả hỗ trợ. Số này hầu hết là người kê khai nhưng không có mặt ở địa phương, người ở khu cách ly…

UBND TP.HCM đã chấp thuận kéo dài đến ngày 22/10 để kết thúc đợt chi trả, trên tinh thần chi trả hỗ trợ càng sớm càng tốt. Trong quá trình chi hỗ trợ, các địa phương sẽ rà soát cập nhật bổ sung thêm danh sách nếu có”, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.