Đến năm 2050, “các con số sẽ là thảm họa”, theo báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), một nhóm nghiên cứu toàn cầu. Tổng cộng có 221 triệu người sẽ gặp rủi ro, với thiệt hại ở các thành phố trị giá 1.700 tỉ đô la mỗi năm.
"Khi WRI lần đầu tiên phát triển công cụ phân tích mô hình lũ lụt vào năm 2014, các dự đoán có cảm giác giống như một trò chơi tưởng tượng", Charlie Iceland, Giám đốc các sáng kiến về nước tại WRI cho biết.
“Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi thực sự thấy sự gia tăng về mức độ thiệt hại trong thời gian thực”, ông Icelandcho biết. “Trước đây, chúng tôi chưa bao giờ thấy những loại lũ này”.
Lũ lụt đang trở nên tồi tệ hơn do khủng hoảng khí hậu, các quyết định di dân ở khu vực có nguy cơ cao và sụt đất do lạm dụng nước ngầm.
Tình hình lũ lụt tồi tệ nhất sẽ xảy ra ở khu vực Nam và Đông Nam Á, bao gồm Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc, nơi có dân số lớn dễ bị tổn thương.
Những ảnh hưởng sẽ ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn ngày càng tăng ở Mỹ, với nguy cơ lũ lụt cao nhất ở các vùng ven biển. Hoa Kỳ đứng thứ ba trong số các quốc gia có các đô thị ven biển chịu thiệt hại nhiều nhất từ lũ lụt trong 10 năm tới, sau Trung Quốc và Indonesia.
Thiệt hại do lũ lụt ven biển ở Mỹ sẽ tăng vọt từ 1,8 tỷ đô la năm 2010 lên 38 tỷ đô la vào năm 2050, với một nửa dân số ở ba tiểu bang bị ảnh hưởng- Louisiana, Massachusetts và Florida.
Theo một nghiên cứu riêng biệt, những hiện tượng lũ lụt chỉ xảy ra một lần trong đời bây giờ có thể xảy ra hàng ngày đối với hầu hết các bờ biển Hoa Kỳ.
Đó là vì cơn bão mạnh hơn, nước biển dâng cao hơn và mưa thay đổi, tất cả là do sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.
Lũ sông sẽ trở nên tồi tệ hơn ở Mỹ, nhưng những thiệt hại đó sẽ vẫn như cũ, vì các khoản đầu tư lớn sẽ được đổ vào để ngăn chặn lũ lụt.