| Hotline: 0983.970.780

Lũ lụt miền Trung năm 1999 là 'trường học thực tiễn, khắc nghiệt và đau đớn'

Thứ Bảy 30/11/2019 , 10:05 (GMT+7)

Đó là ý kiến của ông Lê Huy Ngọ - nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tại Hội thảo quốc tế “Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung” diễn ra tại TP.Huế.

Chiều 29/11 tại TP. Huế (TT - Huế), Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức Hội thảo Quốc tế "Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung".

Hội thảo quốc tế "Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung".

Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, đợt mưa lũ lịch sử tháng 11/1999 là một trong những trận thiên tai nghiêm trọng nhất xảy ra tại khu vực 7 tỉnh miền Trung, Việt Nam.

Mưa lũ đã làm 818 người chết và mất tích, gần 1,2 triệu ngôi nhà, trụ sở bị đổ sập, hệ thống cơ sở  hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng, tổng thiệt hại ước tính gần 4.150 tỷ đồng (thời điểm năm 1999), trong đó, tỉnh TT- Huế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 372 người chết và mất tích.

Kể từ trận lụt khủng khiếp năm 1999, chính quyền và người dân miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng đã gượng dậy từ thiệt hại, đau thương, mất mát để xây dựng lại nhà cửa, hệ thống cơ sở hạ tầng, đồng thời triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao nhận thức của cộng đồng, nhằm chủ động ứng phó tốt hơn với thiên tai.

Trong 20 năm qua, mặc dù không bị lặp lại những trận lũ lớn như năm 1999, nhưng nhiều trận thiên tai lớn đã xảy ra ở các tỉnh khu vực miền Trung cũng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Trước tác động của BĐKH, thiên tai trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, cực đoan hơn. Là một trong số các quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, thiên tai tại Việt Nam đã và đang diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn hơn và đặc biệt là trái quy luật.

Vì vậy, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung” nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ của chính quyền và người dân các địa phương miền Trung trong công tác ứng phó lũ lớn năm 1999, công tác tái thiết sau thiên tai tại miền Trung cũng như vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương trong giảm thiểu rủi ro thiên tai tại Việt Nam.

Đồng thời, tiếp thu những ý kiến và đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức quốc tế về các giải pháp phù hợp trong công tác phòng ngừa thiên tai tại Việt Nam trong thời gian tới.

 Thiên tai trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, cực đoan hơn.

Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống bão lụt Trung ương cho rằng, trận thiên tai cách đây 20 năm đối với miền Trung là trường học thực tiễn, khắc nghiệt và đau đớn.

“Tình hình  bây giờ so với trước nếu xảy ra bão, lũ nguy hiểm hơn nhiều, không chỉ là thiên tai theo quy luật mà biến đổi khí hậu và nhiều cái không đi theo quy luật tự nhiên. Từ thiên tai của 20 năm trước ở miền Trung, chúng ta phải có cái nhìn nhận về biến đổi khí hậu, về thời tiết cực đoan. Muốn chống bão, lũ tốt thì ta phải đi trước bão, lũ…”, ông Ngọ nhấn mạnh.

Ngày 30/11, tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh TT - Huế diễn ra Chương trình nghệ thuật nhìn lại 20 năm lũ lớn khu vực miền Trung với chủ đề "Kết chặt tay, dựng đời mới"; Lễ tưởng niệm lũ lớn khu vực miền Trung năm 1999. Trưa cùng ngày, lãnh đạo Trung ương và tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ đến thăm, tặng quà người dân làng Rồng (thị trấn Thuận An, một trong những địa điểm chịu thiệt hại nặng nề bới trận lũ 1999).

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.