Qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chuyên trách quản lý và thực hiện các dự án ODA nông nghiệp
Bắt đầu từ năm 1993, Việt Nam nhận được sự quan tâm hỗ trợ về vốn ODA từ các nhà tài trợ quốc tế lớn như WB, NH Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ các nước Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Úc, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc… Trong đó nguồn vốn ODA dành cho nông nghiệp được tập trung vào công cuộc phát triển ngành nông nghiệp bền vững như xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hoàn thiện thể chế, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường… phát huy nội lực trong nước và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm quan mô hình xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện của Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là kết quả nổi bật sau 5 năm triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) với tổng vốn 84 triệu USD, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ. |
Cuối thập kỷ 90, việc tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp từ nguồn vốn ODA một cách riêng rẽ gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi cần có một cơ quan chuyên trách thực hiện quản lý và vận hành các dự án ODA nông nghiệp.
Trước thực tế đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 100/1999/QĐ-BNN-TCCB, ngày 03/7/1999 về việc thành lập Ban quản lý Các dự án Nông nghiệp (CPO Nông nghiệp).
Ban quản lý Các dự án Nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được Bộ trưởng giao làm chủ các chương trình, dự án ODA trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đối ứng và nguồn vốn khác để quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật và chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn.
Góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc về xuất khẩu nông sản
20 năm qua, Ban quản lý Các dự án Nông nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tin tưởng giao quản lý và triển khai thực hiện 20 chương trình, dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.968 tỷ USD từ các nhà tài trợ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Chính phủ Đan Mạch (Danida) và Chính phủ Cộng hòa Pháp.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đã có buổi làm việc với ông Nathan Belete, Giám đốc chương trình Thực hành Nông nghiệp toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Buổi làm việc tập trung rà soát và đánh giá tiến độ thực hiện dự án Phát triển bền vững ngành điều, hồ tiêu và cây ăn quả. Dự án này sẽ do Ban quản lý các dự án nông nghiệp quản lý và thực hiện trong thời gian tới. |
Các dự án có phạm vi hoạt động tại 63 tỉnh thành trên cả nước và đa dạng về lĩnh vực bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
Kết quả đầu tư của các chương trình, dự án đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp tại các địa phương, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Những kết quả đạt được và thành tích của Ban trong 20 năm qua đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của cả nước, đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành nước đảm bảo vững chắc về an ninh lương thực cho quy mô 100 triệu dân, đồng thời cũng là một cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới.
Kết quả thực hiện nâng cấp hạ tầng nông thôn
Gần 5000 km đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại, sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nông sản của người dân. Hơn 700km kênh mương cùng với công trình hồ đập thủy lợi, 22 trạm bơm được cải tạo giúp đảm bảo lượng nước tưới, tiêu ổn định cho khoảng 100,000 ha các loại cây trồng.
Gần 600 chợ nông thôn và chợ an toàn thực phẩm được cải tạo, nâng cấp tại 18 tỉnh/ thành phố với 25,000 hộ tiểu thương được hưởng lợi; gần 100km đê kè biển, đê kè sông được chống lún, phục hồi; nâng cấp 21 cảng cá/bến cá và gần 50 vùng nuôi được nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Các công trình này được xây dựng, nâng cấp ở nhiều tỉnh trong phạm vi cả nước, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng cường phát triển bền vững về xã hội, sinh thái và môi trường tại cấp cộng đồng thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, cải thiện điều kiện kinh tế xã hội và mức sống của hàng chục triệu người dân.
Năm 2013, Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất các tỉnh Tây Nguyên” thuộc Ban quản lý Các dự án Nông nghiệp với nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được triển khai, trong đó có tiểu dự án nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn hệ thống thủy lợi Tân Sơn khu vực xã Nghĩa Hưng và Chư Jôr – Tỉnh Gia Lai. Các hạng mục của tiểu dự án gồm: Chống thấm và xử lý mối đập đất, gia cố bảo vệ mặt đập, hệ thống tiêu nước chống thấm; kiên cố hóa đoạn kênh sau tràn xả lũ; kiên cố 8,635 km kênh tưới…; sửa chữa, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn kết nối phục vụ sản xuất với 3 tuyến chính từ khu dân cư đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr vào đầu mối phục vụ sản xuất và quản lý khai thác công trình; xây dựng đường từ làng Nhiên (xã Nghĩa Hưng) đến khu sản xuất và đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr ra khu sản xuất, kết nối với đường liên xã Chư Jôr-Chư Đăng Ya. |
Hồ Mỹ Thuận một trong những công trình hồ chứa nước tưới tiêu lớn nhất của tỉnh Bình Định. Công trình này năm 2017 được đầu tư vâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí đầu tư hơn 20,5 tỉ đồng từ nguồn vốn Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung- Khoản vay bổ sung (Dự án pha 2). Sau 14 tháng thi công, công trình đã hoàn thành, vượt tiến độ 8 tháng, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật; góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn cho dân cư sinh sống vùng hạ lưu; đồng thời nâng dung tích hồ lên trên 5 triệu m3, đảm bảo cung cấp nước tưới cho hơn 600 ha đất canh tác tại địa phương; cung cấp nước sinh hoạt cho người và gia súc, góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái... |
Năm 2012, bằng nguồn vốn từ Chương trình Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng thế giới hỗ trợ, Bình Định đã đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng cá Đề Gi. Đây là một trong cảng cá lớn nhất của tỉnh Bình Định và của khu vực Nam Trung Bộ. Năm 2015, dự án đã hoàn thành và bàn giao cho BQL Cảng cá Quy Nhơn quản lý, khai thác. Cảng cá này hiện có có tổng diện tích gần 25.000 m2, chiều dài cầu tàu 500m đáp ứng trên 150 lượt tàu có công suất đến 400CV qua cảng/ngày. Khu neo đậu tàu thuyền có sức chứa 2.000 chiếc tàu có công suất trên 300CV. |
Kết quả hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững
47.636 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su; 607.000 lượt nông dân được đào tạo về IPM, Giống và chăn nuôi gia súc nhỏ; 11.678 lượt nông dân được đào tạo về nâng cao năng suất cây trồng và đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; 50.000 lượt nông dân được đào tạo, tập huấn về IPM, ICM, xử lý chất thải nông nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học; hơn 100.000 lượt người được đào tạo về xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng công trình khí sinh học đúng cách; 9.000 hộ dân tham gia thực hành nuôi trồng thủy sản bền vững, 13.000 ngư dân tham gia quản lý và khai thác thủy sản bền vững; 115.000 nông dân được tập huấn sản xuất lúa bền vững và 26.000 nông dân được tập huấn về sản xuất và tái canh cà phê bền vững; hơn 20.000 cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, khuyến nông viên được dào tạo , tập huấn nâng cao năng lực
Bên cạnh đó gần 30 viện, Trường đại học thuộc ngành NN-PTNT được đầu tư nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp.
Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) thuộc Ban quản lý Các dự án Nông nghiệp do Ngân hàng thế giới tài trợ chính với tổng số vốn tương đương khoảng 301 triệu USD. Đây là một trong những dự án lớn, mang tầm quan trọng của Bộ NN-PTNT, góp phần triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên. Đồng thời thông qua các hoạt động đào tạo kỹ thuật, bà con nông dân đã được tiếp cập những kỹ thuật canh tác mới, lựa chọn giải pháp canh tác thông minh giúp nông dân thích nghi với diễn biến cực đoan của thời tiết vốn là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vừa giúp giảm chi phí sản xuất, vừa nâng cao năng suất lại bảo vệ môi trường. |
Bà Kristalina Georgieva – Tổng Giám đốc ngân hàng thế giới đã đến Việt Nam, đi thăm và làm việc với các dự án nông nghiệp do Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) tài trợ trên địa bàn TP.HCM. Có thể nói rằng trước những vấn nạn hiện nay về an toàn thực phẩm thì dự án Lifsap là vô cùng cần thiết: Giúp các hộ chăn nuôi hoàn thiện hơn về chuồng trại, giảm thiểu vật nuôi chết, bệnh tật. Giảm ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi gây ra. Sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm qua việc hỗ trợ các lò mỗ và chợ bán thịt tươi sống đạt tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Kết quả giải ngân tín dụng nông nghiệp
Những nỗ lực của Ban đã được ghi nhận thông qua các danh hiệu thi đua khen thưởng như: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cờ thi đua cấp Bộ. Đặc biệt năm 2008, Ban đã vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. |
Trong 20 năm qua, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, khuyến nông viên, nông dân, các dự án do Ban quản lý và thực hiện còn hoàn thành tốt việc giải ngân nguồn vốn tín dụng nông nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam với tổng số vốn giải ngân lên đến hơn 3500 tỷ đồng.
Trong đó: Cao su tiểu điền: đạt 334 tỷ đồng với 27.225 khoản vay;
Chăn nuôi và trồng trọt: 885 tỷ đồng với 147.369 khoản vay;
Chè và cây ăn quả: đạt gần 883 tỷ đồng với 40.009 khoản vay;
Chuỗi giá trị khi sinh học: gần 75 tỷ đồng với 441 khoản vay;
Tái canh cà phê: hơn 1.000 tỷ đồng với 3.350 khoản vay;
Nâng cấp dây chuyền, thiết bị chế biến lúa gạo cho các doanh nghiệp: đạt gần 300 tỷ đồng cho 8 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị lúa gạo.
Các dự án do Ban quản lý và thực hiện trong 20 năm qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho hàng chục triệu người dân tại 63 tỉnh thành trên cả nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ đó, góp phần đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2020 - 2025Mục tiêu trọng tâm trong năm 2019 đến năm 2020 là vận động và xây dựng chuẩn bị thành công 03 dự án: (i) Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thủy sản bền vững; (ii) Dự án thực phẩm an toàn nông nghiệp; và (iii) Dự án Phát triển bền vững ngành điều, hồ tiêu và cây ăn quả tại việt Nam và những dự án khác trong giai đoạn 2020 – 2025. |