| Hotline: 0983.970.780

21 chiến sỹ kiểm lâm đã ngã xuống vì bảo vệ rừng

Thứ Năm 26/07/2018 , 08:29 (GMT+7)

Các chiến sỹ kiểm lâm trải dài trên khắp đất nước hàng ngày, hàng giờ vẫn hy sinh âm thầm, thậm chí đổ máu để bảo vệ diện tích rừng quý giá còn sót lại.

13-49-45_thng_34_dsc_1484
Trong quá trình bảo vệ, phát triển rừng đã có 21 kiểm lâm anh dũng hy sinh và 61 chiến sỹ bị thương (Ảnh minh họa)

Câu chuyện đẫm nước mắt về anh Trần Xuân Bắc, kiểm lâm viên Rừng đặc dụng Na Hang (Tuyên Quang) vẫn còn ám ảnh nhiều người đến tận ngày nay. Năm 2004, khi mới bước sang tuổi 29, Bắc có gần chục năm sống giữa khu bè nổi, bốn phía là núi đá tai mèo để bảo vệ những cánh rừng phòng hộ Na Hang. Yêu rừng, gắn bó với rừng khiến anh chẳng có thời gian để lên bờ và tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân.

Đêm 28/9/2004, Hạt Kiểm lâm Na Hang nhận được thông tin có người vào rừng khai thác gỗ, ngay trong đêm, anh Bắc đã cùng các kiểm lâm viên nhanh chóng kiểm tra.

Khi bị anh Bắc bắt quả tang, lâm tặc không những không bỏ chạy mà còn thẳng tay bắn vào người anh hàng trăm viên đạn hoa cải. Nghe thấy tiếng súng và tiếng hét, đồng đội chạy đến nơi, không ai có thể kìm nổi nước mắt với hình ảnh anh Bắc nằm trên vũng máu trút hơi thở cuối cùng.

Chưa vợ, chưa con, đến lúc nằm xuống, anh Bắc vẫn chỉ có duy nhất người một người chị gái đã thay bố mẹ nuôi nấng anh nên người. Người chị lại phải nén nỗi đau, hương khói cho người em trai là liệt sỹ ra đi khi tuổi đời vẫn còn xanh.

Cứ đến dịp 27/7 và ngày giỗ của anh Bắc, đồng đội cũ của anh đều dành thời gian đến nhà thắp nén nhang nhằm nhắc nhở những người còn đang làm nhiệm vụ trọng trách, nghĩa vụ phải giữ cho bằng được những cánh rừng của đất nước.

Có thể nói, 2004 là năm mất mát lớn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang khi có tới 2 chiến sỹ kiểm lâm tại huyện Na Hang hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Đến năm 2006, kiểm lâm cơ động Phạm Hồng Nhật cũng suýt hy sinh khi anh bị một đối tượng trộm gỗ dùng dao đâm thủng phổi, chỉ còn cách khoảng 0,5cm nữa là có thể đứt cuống tim. Cho đến hiện tại, là thương binh hạng 4/4, anh Nhật vẫn cảm thấy mình quá may mắn mới có thể sống sót và tiếp tục đồng hành cũng đồng đội của mình trong cuộc bảo vệ rừng.

Huyện Na Hang có tới 67.893ha diện tích đất có rừng, trong đó rừng đặc dụng là 21.228ha, rừng phòng hộ là 21.007ha và 25.657ha rừng sản xuất. Tại đây, có tới hơn 2.000 loài thực vật, nhiều loài cực kỳ quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam: Trai, nghiến, lát hoa, đinh, thông tre, hoàng đàn, trầm gió, nhiều loài lan hài, cây thuốc quý… Rừng gỗ nghiến hàng nghìn năm tuổi, có sinh khối lên tới 30 - 50m3/cây, giá trị cả tỷ đồng/cây chính là mục tiêu săn lùng của lâm tặc.

Cũng bởi giá trị lớn nên lâm tặc rất manh động, chúng sẵn sàng tấn công lực lượng kiểm lâm. Trung bình mỗi chiến sỹ kiểm lâm tại Na Hang phải bảo vệ tới gần 500ha rừng. Cuộc sống của các anh trên những chiếc bè nổi, thiếu thốn trăm bề cũng là cả một hành trình gian khổ mà họ phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo Cục Kiểm lâm (Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT), đã có 21 liệt sỹ kiểm lâm anh dũng hy sinh, 61 thương binh và 16 người được hưởng các chính sách như thương binh. Đây không chỉ là mất mát lớn của ngành kiểm lâm mà còn là nỗi đau không thể xóa nhòa của thân nhân gia đình các chiến sỹ.

Trên cả nước hiện có khoảng hơn 10.000 cán bộ kiểm lâm, trung bình mỗi kiểm lâm viên chịu trách nhiệm tuần tra, bảo vệ khoảng hơn 1.000ha rừng. Lực lượng mỏng cộng với sức ép từ việc gia tăng dân số và sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ, tiếp đó là xung đột giữa sinh kế và bảo tồn nên cuộc chiến bảo vệ rừng được dự báo sẽ trở nên ngày càng gian nan, khốc liệt.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm