| Hotline: 0983.970.780

26,07 triệu Euro quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học

Thứ Hai 17/03/2014 , 09:47 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ vừa Phê duyệt danh mục Dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2” do Chính phủ Đức tài trợ.

Theo đó, Bộ NN-PTNT sẽ là cơ quan chủ quản dự án. Địa bàn thực hiện tại các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang và Bắc Kạn. Thời gian thực hiện 7 năm, từ 2014-2020.

Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 26,07 triệu Euro, gồm: Chính phủ Đức đóng góp 20,5 triệu Euro (15 triệu Euro từ nguồn vốn vay ưu đãi ODA; 5,5 triệu Euro từ nguồn ODA viện trợ không hoàn lại); Việt Nam đóng góp 5,57 triệu Euro.

Mục tiêu của Dự án nhằm tăng cường tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng và sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cảnh quan ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đồng thời góp vào sự thích ứng của khu vực đối với BĐKH và hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương.

Dự án gồm 3 hợp phần. Hợp phần 1 là bảo vệ tính đa dạng sinh học: điều tra cơ bản đa dạng sinh học làm cơ sở cải thiện hoạt động quản lý, giám sát bảo vệ rừng đặc dụng; phân định đóng mốc ranh giới rừng đặc dụng và giao lại các nguồn tài nguyên rừng sản xuất cho dân địa phương làm cơ sở để bảo vệ và quản lý hiệu quả; hỗ trợ thành lập Khu bảo tồn Bát Xát; tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác bảo tồn, cải thiện đa dạng sinh học cho 5 khu bảo tồn, lập quy hoạch sử dụng đất của 250 thôn, cải thiện sinh kế cho 250 thôn.

Hợp phần 2 là thúc đẩy đa dạng sinh học bằng quản lý rừng bền vững: cải thiện quản lý 500 ha rừng thông bằng kỹ thuật khai thác chọn lọc, làm giàu 500 ha rừng thông bằng biện pháp trồng bổ sung; hỗ trợ quản lý bền vững 1.000 ha rừng thông và quản lý lâm sinh phù hợp tại 5.000 ha rừng trồng keo.

Hợp phần 3 là quản lý rừng bền vững nhằm ngăn ngừa mất mát đa dạng sinh học: lập Quy hoạch sử dụng đất thôn bản có sự tham gia của người dân cho 80 thôn thuộc 23 xã; giao 12.000 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất cho cộng đồng thôn/bản quản lý; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch quản lý rừng và quỹ bảo vệ và phát triển rừng của thôn/bản; xây dựng cơ chế, thỏa thuận chia sẻ lợi ích.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.