| Hotline: 0983.970.780

28 doanh nghiệp Mỹ Latinh tìm kiếm hợp tác lĩnh vực nông sản, thực phẩm

Thứ Sáu 25/11/2022 , 12:44 (GMT+7)

Ngày 25/11, tại TP.HCM, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức 'Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Mỹ Latinh năm 2022'.

Phiên thảo luận của Diễn đàn với chủ đề 'Các giải pháp thúc đẩy trao đổi thương mại với thị trường Mỹ Latinh trong bối cảnh hiện nay'. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phiên thảo luận của Diễn đàn với chủ đề “Các giải pháp thúc đẩy trao đổi thương mại với thị trường Mỹ Latinh trong bối cảnh hiện nay”. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, từ nhiều năm nay, Mỹ Latinh được biết đến là khu vực thị trường tiềm năng của Việt Nam. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latinh đã không ngừng được phát triển và mở rộng.

Năm 2022, dù bị tác động bởi đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nhưng thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ Latinh vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. 10 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch hai chiều đạt 18,7 tỷ USD, tăng 10,5%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ Latinh đạt 10,2 tỷ USD, tăng 5,3%, nhập khẩu từ Mỹ Latinh vào Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD, tăng 17,3%.

Bên cạnh các thị trường có kim ngạch trao đổi hàng đầu tại khu vực là Brazil, Mexico, Argentina, Chile..., nhiều thị trường mới nổi như Panama, Colombia, Peru đã và đang trở thành điểm sáng trong trao đổi thương mại của Việt Nam với Mỹ Latinh.

Mỹ Latinh vẫn luôn nằm trong số các thị trường đạt tăng trưởng cao nhất, không chỉ là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản, thủy sản, hàng dệt may, da giày…, Mỹ Latinh còn là khu vực cung ứng nguyên phụ liệu quan trọng cho ngành sản xuất của Việt Nam với các sản phẩm thế mạnh như ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Về đầu tư, Việt Nam tiếp tục triển khai thực hiện một số dự án đầu tư quan trọng tại Mỹ Latinh với số vốn hàng trăm triệu USD. Ở chiều ngược lại, hiện có 21 quốc gia đầu tư tại Việt Nam với 114 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 671 triệu USD.

Việt Nam và các đối tác Mỹ Latinh cũng đang triển khai hiệu quả các Hiệp định, thỏa thuận để tạo đòn bẩy cho quan hệ kinh tế thương mại đầu tư, mang lại những tác động tích cực, tạo động lực cho quan hệ thương mại – đầu tư song phương không ngừng phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác khu vực Mỹ Latinh cũng đối mặt với nhiều thách thức trong hợp tác kinh doanh như khoảng cách địa lý, chưa có tuyến vận tải hàng hoá và hành khách trực tiếp, chi phí logistics luôn ở mức cao, khác biệt về ngôn ngữ, thiếu thông tin thị trường…

Do đó, đòi hỏi quyết tâm và nỗ lực cao của Chính phủ Việt Nam và các nước, các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại - đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ Latinh, để tìm ra các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động hợp tác thương mại – đầu tư.

"Chính phủ và Bộ Công Thương, cùng với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại các nước Mỹ Latinh sẽ nỗ lực để hỗ trợ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về thông tin thị trường, làm cầu nối với các đối tác Mỹ Latinh, hỗ trợ giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình kinh doanh và đầu tư, mở rộng thị trường", Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Ông Azad Belfort, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Haiti.

Ông Azad Belfort, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Haiti.

Tại Diễn đàn, ông Azad Belfort, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Haiti gửi lời mời chính thức tới các doanh nghiệp, tổ chức, nhà sản xuất Việt Nam quan tâm đến thị trường Mỹ Latinh, đặc biệt là thị trường Haiti. Ông Azad Belfort cho biết, với vị trí địa lý đắc địa, Haiti có thể tiếp cận thị trường Mỹ Latinh và có những thoả thuận ưu đãi cho việc xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường Bắc Mỹ, Canada... Mặt khác, Haiti là nước đang phát triển và muốn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm để xuất khẩu.

Cũng theo ông Azad Belfort, trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, thực phẩm, Haiti cũng mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư về nuôi trồng, khai thác, sản xuất ở Haiti để xuất khẩu. "Qua đó, chúng tôi muốn tạo thêm việc làm cho người dân, cũng như học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong hành trình hợp tác", ông Azad Belfort nói.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ở góc độ địa phương, trong 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch thương mại giữa TP.HCM và khu vực Mỹ Latinh đạt 1,25 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó kim ngạch xuất khẩu của thành phố vào các thị trường Mỹ Latinh đạt 700 triệu USD. Một số thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của thành phố với khu vực Mỹ Latinh như Mexico, Brazil, Argentina và Chile.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhận định, dù đã có nhiều tăng trưởng tích cực nhưng quan hệ kinh tế giữa TP.HCM và khu vực Mỹ Latinh vẫn chưa xứng tầm và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Tại Diễn đàn các đại biểu đã tập trung thảo luận cập nhật tình hình thị trường Mỹ Latinh trong bối cảnh hiện nay – cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực nói chung và từng thị trường nói riêng, đặc biệt là các thị trường mới nổi, cung cấp thông tin về các kênh phân phối hàng hóa tại khu vực Mỹ Latinh, chia sẻ nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn trong giao dịch thương mại với các đối tác Mỹ Latinh và khuyến nghị nhiều giải pháp thiết thực, kịp thời cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các giải pháp vận tải – logistics để nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu sang khu vực này.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hoạt động kết nối trực tiếp với 28 doanh nghiệp Mỹ Latinh trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, dệt may, y tế… để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh. 

Trước đó, vào ngày 24/11, đoàn đại biểu đại diện các Đại sứ quán và doanh nghiệp các nước Mỹ Latinh đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Bình Dương.

Một số hình ảnh kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ Latinh:

Ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh tham gia kết nối B2B với các doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh tham gia kết nối B2B với các doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Doanh nghiệp phía Mexico có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm sấy khô. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Doanh nghiệp phía Mexico có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm sấy khô. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh có nhu cầu tìm hiểu về các chế phẩm sinh học phục vụ trong trồng trọt. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Các doanh nghiệp khu vực Mỹ Latinh có nhu cầu tìm hiểu về các chế phẩm sinh học phục vụ trong trồng trọt. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Doanh nghiệp phía Venezuena tìm hiểu về sản phẩm hạt điều 'Bà tư Bình Phước' của Công ty TNHH Thực phẩm Liên Sanh. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Doanh nghiệp phía Venezuena tìm hiểu về sản phẩm hạt điều "Bà tư Bình Phước" của Công ty TNHH Thực phẩm Liên Sanh. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO Meet More cùng doanh nghiệp Mexico tìm kiếm cơ hội hợp tác. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO Meet More cùng doanh nghiệp Mexico tìm kiếm cơ hội hợp tác. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Xem thêm
Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 626 USD/tấn

Theo các chuyên gia, với tốc độ xuất khẩu 10 tháng qua và khả năng sản xuất trong nước, xuất khẩu gạo năm 2024 sẽ đạt trên 8 triệu tấn, vượt kỷ lục năm 2023.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

10 năm Quỹ Vì tầm vóc Việt: Từ sự thấu hiểu, tạo sự thay đổi

Một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt đã kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.

Độ nóng bất ngờ của căn phòng 3 ngủ tại Hanoi Melody Residences

Căn hộ 3 phòng ngủ (có diện tích từ 95-145m2) tại Hanoi Melody Residences đang được khách hàng rất quan tâm xuống tiền ngay giữa bối cảnh giá thị trường chung không ngừng gia tăng.