| Hotline: 0983.970.780

360ha cao su trồng trên đất rừng ‘vắng chủ’

Thứ Tư 10/07/2024 , 14:33 (GMT+7)

GIA LAI Gần 360ha ha rừng đã bị hủy hoại để trồng cao su trong nhiều năm nhưng vẫn không xác định được chủ nhân, trong khi hàng ngày vẫn có công nhân đến khai thác mủ.

Gần 360ha cao su trồng trên đất rừng chưa xác định được chủ nhân. Ảnh: Tuấn Anh.

Gần 360ha cao su trồng trên đất rừng chưa xác định được chủ nhân. Ảnh: Tuấn Anh.

Trước đó vào năm 2019, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã có kết luận về việc gần 360ha rừng ở 9 tiểu khu tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch (huyện Chư Prông) bị một số doanh nghiệp chặt phá, lấn chiếm để trồng cao su. Tuy nhiên, kết luận lại không nêu rõ đơn vị nào chặt phá, lấn chiếm.

Uẩn khúc vụ phá rừng trồng cao su

Theo kết luận thanh tra, từ năm 2008, tỉnh Gia Lai thực hiện chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng 50.000ha cao su và thu hồi nhiều diện tích rừng giao cho 17 doanh nghiệp trồng cao su. Tuy nhiên, quá trình thự hiện dự án, nhiều đơn vị chủ rừng đã thiếu trách nhiệm trong việc giám sát dẫn đến rừng bị hủy hoại, phá ngoài quy hoạch.

Riêng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch được giao quản lý là gần 24.000ha đất, trong đó có gần 23.000ha rừng. Đến năm 2014, UBND tỉnh Gia Lai kiểm kê lại thì Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch chỉ còn gần 16.500ha, trong đó có hơn 13.400ha rừng, chênh lệch 7.400ha rừng so với kết quả rà soát 6 năm trước đó.

Cao su vẫn đang được khai thác hàng ngày. Ảnh: Tuấn Anh.

Cao su vẫn đang được khai thác hàng ngày. Ảnh: Tuấn Anh.

Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch giải thích có sự chênh lệch diện tích trên là do chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su của tỉnh Gia Lai đã lấy đi trên 5.700 ha rừng để trồng cao su; gần 1.600 ha do sai số liệu; hơn 105 ha còn lại do chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đến tháng 12/2017, kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng thì tổng diện tích đất tự nhiên của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch là trên 16.700 ha rừng, trong đó trên 13.500 ha có rừng, còn lại chưa có rừng.

Thanh tra tỉnh Gia Lai xác định từ năm 2008 trở về sau, đã có trên 1.228ha rừng tự nhiên tại nhiều tiểu khu do Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch đã bị hủy hoại, xâm hại.

Trong số này, trên 868 ha rừng là bị người dân chặt phá, lấn chiếm để làm nương rẫy. Đặc biệt, gần 360 ha đất rừng bị các doanh nghiệp chặt phá, chiếm đất để trồng cây cao su.

Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch chỉ lập biên bản vi phạm, báo cáo cấp trên hơn 62ha, số diện tích còn lại thì chưa phát hiện, lập biên bản xử lý và báo cho cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, còn 590ha rừng do đơn vị này quản lý đã bị Công ty TNHH MTV Bình Dương (thuộc Binh đoàn 15) phá trong giai đoạn 2010-2012, để trồng cao su đã được cơ quan điều tra đã kết luận trong vụ việc khác.

Hoài nghi về diện tích cao su ‘vắng chủ’ trong nhiều năm

Theo tìm hiểu được biết, gần 360ha rừng bị hủy hoại để trồng cao su đã hơn 10 năm nay vẫn chưa bị truy cứu trách nhiệm, xử lý diện tích trồng cao su trái phép. Đến nay, ngay cả chủ rừng và các đơn vị liên quan không hề hay biết ai là chủ nhân của diện tích cao su này, trong khi cao su vẫn được khai thác mủ bình thường.

Với tính chất nghiêm trọng của vụ việc, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã phục hồi điều tra vụ việc hủy hoại gần 360ha rừng để trồng cao su xảy ra tại tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch.

Ghi nhận thực tế cho thấy, diện tích gần 360ha cao su "vắng chủ" nằm rải rác tại 9 tiểu khu, liền kề với diện tích cao su của nhiều doanh nghiệp trong lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch. Điều đáng nói, diện tích cao su này được trồng hơn 10 năm và vẫn được công nhân đến khai thác mủ nhưng lại không biết chủ nhân là ai. Diện tích cao su này được rào kỹ càng bằng trụ bê tông và dây kẽm gai để bảo vệ nhưng lực lượng chức năng không hề hay biết?.

Diện tích cao su này đang được khai thác, có các mạch cạo và chén bằng nhựa để hứng mủ. Ảnh: Tuấn Anh.

Diện tích cao su này đang được khai thác, có các mạch cạo và chén bằng nhựa để hứng mủ. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai cho biết, vừa qua UBND tỉnh đã giao cho Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Chư Prông để kiểm tra, xác định lại vụ việc gần 360ha cao su chưa xác định được chủ nhân.

Theo báo cáo của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch, trong quá trình đi kiểm tra xác minh, đúng là có dấu vết khai thác mủ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.