| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 14/06/2021 , 09:44 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:44 - 14/06/2021

4/10 học sinh tiểu học thừa cân, béo phì

Nếu năm 2010, tỷ lệ học sinh ở bậc tiểu học thừa cân, béo phì là 8,5%, thì đến năm 2020, tỷ lệ đó đã là 19%.

Tức là chỉ trong một thập kỷ, con số đó đã tăng gấp hơn 2 lần. Đáng lo ngại nhất là ở thành thị, con số đó là 41,9%, nghĩa là cứ 10 học sinh ở bậc tiểu học thì có hơn 4 em thừa cân, béo phì.

Con số khiến dư luận xã hội giật mình nói trên do Bộ Y tế vừa công bố. Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng gấp ba về dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng thấp còi, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó thừa cân béo phì được xem là tăng nhanh rất đáng lo ngại, theo báo cáo của bộ.

Trẻ em, một khi đã mắc chứng béo phì thì rất khó khắc phục. Điều đầu tiên ảnh hưởng đến các cháu là ngoại hình. Những cháu bé béo phì thường rất tự ty, ảnh hưởng đến quan hệ bạn bè và kết quả học tập. Nhưng, điều quan trọng hơn là chứng béo phì làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các cháu.

Theo các chuyên gia, thì hậu quả nổi bật của chứng béo phì là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ. Thừa cân, béo phì còn dẫn đến rối loạn hệ cơ xương như xương chày, xương cột sống, làm yếu hệ miễn dịch, đặc biệt là những cháu thừa trên 10 kg so với tiêu chuẩn…

Điều gì đã dẫn đến tình trạng đó?

Thứ nhất là quan niệm về ngoại hình đứa trẻ. Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, ông bà, bố mẹ các cháu thường thích những đứa trẻ bụ bẫm, nên đặc biệt chăm sóc, bồi bổ cho các cháu ngay từ những năm đầu của cuộc đời. Điều đó dẫn đến việc trẻ bị thừa cân ngay từ độ tuổi mầm non, từ đó, sự thừa cân, béo phì sẽ phát triển dần theo năm tháng

Thứ hai, theo các chuyên gia về dinh dưỡng học đường, thì nếu như trẻ em ở nước ngoài thừa cân, béo phì nhiều là do các loại nước có ga và thức ăn nhanh, thì ở ta, trẻ béo phì là do ăn nhiều: một ngày ăn nhiều bữa, khẩu phần ăn trong mỗi bữa cũng nhiều.

Bố mẹ mặc cho con ăn nhiều, ăn thật no những thứ mà nó thích, không chú ý đến việc cân bằng năng lượng, khiến trẻ “nạp” nhiều hơn là “tiêu”, tức là ăn nhiều nhưng lại lười vận động. Nhất là ở thành thị, các tòa chung cư thường thiếu chỗ cho các cháu chạy nhẩy, vui chơi.

Mặt khác, tình trạng giao thông lộn xộn khiến bố mẹ thường “nhốt” con trong căn hộ của mình. Không ít cháu khi đi học về, quẳng cặp sách xuống là ngồi lỳ trước điện thoại thông minh, cắm mặt vào trò chơi điện tử.

Theo một thống kê thì có tới 39% học sinh các trường tiểu học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không học tập thể chất đủ theo tiêu chuẩn. Đó mới chỉ là những nguyên nhân dễ nhìn thấy.

Khắc phục tình trạng này là điều không hề đơn giản. Cần sự chung tay của toàn xã hội, nhất là phụ huynh và nhà trường. Điều quan trọng hơn, là cần một chiến lược quốc gia bài bản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm