| Hotline: 0983.970.780

50 năm cán bộ nông nghiệp đi B

Thứ Ba 26/04/2011 , 10:22 (GMT+7)

50 năm sau ngày cán bộ nông nghiệp đầu tiên từ miền Bắc được cử vào chiến trường B2 (Nam Bộ), một buổi gặp gỡ của những cán bộ nông nghiệp đi B vừa được tổ chức tại TP HCM.

50 năm sau ngày cán bộ nông nghiệp đầu tiên từ miền Bắc được cử vào chiến trường B2 (Nam Bộ), một buổi gặp gỡ của những cán bộ nông nghiệp đi B vừa được tổ chức tại TP HCM.

Theo ông Lại Chí Trân, Phó Trưởng ban liên lạc Cán bộ TƯ Cục Miền Nam, cán bộ nông nghiệp đầu tiên được cử vào chiến trường Nam Bộ là ông Nguyễn Đức Hà. Trước khi vào Nam, ông Hà là cán bộ ở Bộ Nông nghiệp. Ngày 20/6/1961, ông Hà nhận được quyết định vào công tác ở chiến trường B2, tại Ban Kinh tài của TƯ Cục Miền Nam. Tiếp sau đó, nhiều đoàn cán bộ nông nghiệp đã lần lượt được tăng cường vào chiến trường Nam Bộ.

 Từ năm 1961 đến 1967, họ công tác tại Tiểu ban sản xuất trực thuộc Ban Kinh tài của TƯ Cục Miền Nam. Từ năm 1967 đến 1973, Tiểu ban sản xuất được trực thuộc Ban Nông vận của TƯ Cục Miền Nam. Từ năm 1973 đến 1975, Tiểu ban sản xuất đã trở thành Ban Nông nghiệp của TƯ Cục Miền Nam.

Cho đến gần đây, vẫn còn những ý kiến khác nhau về việc điều động cán bộ nông nghiệp vào chiến trường Nam Bộ. Trong đó, có ý kiến cho rằng việc điều động đó là không nên vì đang lúc chiến tranh ác liệt, đưa cán bộ nông nghiệp vào chẳng làm được gì, lại xảy ra những trường hợp hy sinh không cần thiết. Điều này đã bị chính những cán bộ nông nghiệp đi B bác bỏ.

Theo ông Lại Chí Trân, người đi B từ năm 1964, khi ấy Mỹ - Nguỵ đang thực hiện một kế hoạch rất nham hiểm là tách dân ra khỏi Đảng, khỏi cán bộ, khỏi bộ đội, bằng cách dồn họ vào các ấp chiến lược, khu trù mật… Nếu mình muốn dân kiên quyết bám trụ ở lại thì phải giữ vững được sản xuất, vì thế cần phải có cán bộ nông nghiệp giúp dân tiếp tục sản xuất nông nghiệp một cách ổn định.

Ông Võ Thành Phát, một cán bộ nông nghiệp đi B từ năm 1965, sau là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (cũ), cũng cho rằng, nhờ việc đưa cán bộ nông nghiệp vào chiến trường Nam Bộ một cách kịp thời mà kẻ địch chỉ tách được nông dân ra khỏi Đảng một cách hình thức. Nông dân vẫn tìm cách trở về làng xóm của mình để sản xuất trên những mảnh ruộng cha ông để lại. Khi ấy, cán bộ nông nghiệp sẽ xuất hiện, giúp đỡ nông dân tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Cho tới trước ngày 30/4/1975, tổng cộng đã có 416 cán bộ nông nghiệp vào tham gia chiến đấu, sản xuất ở chiến trường B2, trong đó, 23 người đã anh dũng hy sinh, 3 người bị địch bắt nhưng không chịu khuất phục kẻ thù. Và chính những cán bộ nông nghiệp này là những người đã được giao tiếp quản, quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành nông nghiệp chế độ Sài Gòn, tạo nền tảng cho sự phát triển của nông nghiệp các tỉnh Nam Bộ sau ngày giải phóng.

Ở những vùng do ta kiểm soát, cán bộ nông nghiệp cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong việc làm tăng năng suất, sản lượng lương thực, góp phần giải quyết hậu cần tại chỗ cho bộ đội. Các cán bộ nông nghiệp đi B cũng đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, và hiệu quả còn kéo dài tới tận bây giờ.

Chẳng hạn mô hình lên liếp trên ruộng ở ĐBSCL, là do ông Nguyễn Giới (sau này là Thứ trưởng Bộ NN-PTNT) cùng một nông dân ở xã Trùm Thuật (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) nghĩ ra. Ông Nguyễn Giới là một kỹ sư thuỷ lợi được cử đi B, vào tới tận Cà Mau. Khi ấy, đồng ruộng ở xã Trùm Thuật thường khá sâu, khiến cây lúa khó phát triển trong thời gian đầu. Dưới ruộng lại có lớp đất mùn dày, làm cho cây lúa bị lốp vì quá dư thừa chất dinh dưỡng.

 Sau nhiều ngày suy nghĩ, ông Nguyễn Giới đã cùng lão nông nọ quyết định đào mương, lấy đất tôn cao mặt ruộng. Nhờ đó, mặt ruộng bớt sâu, giúp cây lúa phát triển dễ dàng hơn trong thời gian đầu. Đất dưới mương đào đắp lên lại là đất sét, góp phần làm giảm sự dư thừa dinh dưỡng trên mặt ruộng, nên cây lúa không còn bị lốp nữa. Ngoài ra, việc đào mương như trên lại hình thành những chỗ thả nuôi cá rất thuận lợi. Từ đó, mô hình đào mương, lên liếp dần trở nên phổ biến khắp Nam Bộ. Ở Trà Vinh, cán bộ nông nghiệp đi B đã vận động nông dân người Khmer đào kênh phục vụ sản xuất, con kênh này đến giờ vẫn phát huy được tác dụng.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm