| Hotline: 0983.970.780

7 năm sau thảm họa hạt nhân, nông sản, hải sản Fukushima vẫn chưa giành lại niềm tin

Thứ Sáu 03/08/2018 , 10:30 (GMT+7)

Bí ngô được thái nhỏ, thịt gà thái miếng và trứng tráng nhưng những người chuẩn bị các món ăn này không phải đầu bếp. Họ là các nhà khoa học đang kiểm tra sản phẩm đến từ vùng Fukushima, Nhật Bản.

7 năm sau thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011 do một trận sóng thần gây ra, các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt cho thấy không còn nguy cơ phóng xạ từ các sản phẩm vùng Fukushima sản xuất, theo nhà chức trách và giới chuyên gia.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất địa phương nói họ vẫn đang phải đối mặt với sự hoài nghi từ người tiêu dùng.

13-19-20_1
Nhân viên cảng Onahama chuẩn bị các mẫu hải sản để kiểm tra nhiễm xạ ở Iwaki. Ảnh: AFP

Với hơn 205.000 mẫu thực phẩm đã được kiểm tra tại Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Fukushima kể từ tháng 3/2011, Nhật Bản đã thiết lập tiêu chuẩn không vượt quá 100 becquerel phóng xạ/kg (Bq/kg). Tiêu chuẩn này ở Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ lần lượt là 1.250 Bq/kg và 1.200 Bq/kg.

Năm 2017, Trung tâm Công nghệ Nông nghiệp Fukushima kết luận không có sản phẩm trồng trọt hoặc chăn nuôi nào vượt quá ngưỡng giới hạn của chính phủ Nhật Bản. Tổng cộng, chỉ có 9 trong hàng chục nghìn mẫu thực phẩm kiểm tra nhiễm phóng xạ quá mức cho phép. 8 sản phẩm là cá nuôi tại các ao trong nước, mẫu còn lại là nấm dại.

Mỗi ngày, hơn 150 mẫu được chuẩn bị, dán mã, cân rồi chuyển qua một “thiết bị bán dẫn phát hiện chất germanium (Ge)”. Gạo được kiểm tra tại một nơi khác. Các vùng bị phóng xạ ảnh hưởng khác cũng có quy trình kiểm tra riêng của họ. Trong đó, chương trình của Fukushima có tính hệ thống và nghiêm ngặt nhất, cho thấy sự nghiêm trọng của thiệt hại mà khu vực này phải gánh chịu.

Sau thảm họa hạt nhân, một chương trình khử nhiễm xạ quy mô rộng đã được triển khai ở Fukushima. Tuy nhiên, nhà chức trách không thể thực hiện chương trình trong rừng, nơi có mật độ cây dày đặc. Tại những khu vực khác, lớp đất bề mặt cây cối bị loại bỏ, kali được rải để hấp thụ caesium (Cs).

Các cuộc kiểm tra là nỗ lực mang tính nền tảng để giành lấy lòng tin từ người tiêu dùng.
 

‘Sản phẩm của chúng tôi an toàn’

“Một số người, cả ở Nhật Bản lẫn nước ngoài, vẫn còn lo ngại nên chúng tôi muốn tiếp tục giải thích cho người dân các tỉnh, các quốc gia khác rằng sản phẩm của chúng tôi an toàn”, Kenji Kusano, một quan chức tại trung tâm kiểm nghiệm, nói.

Kusano cho rằng quá trình kiểm nghiệm vẫn rất quan trọng, trong bối cảnh cư dân đang dần quay trở lại Fukushima. “Khi người dân trở lại những khu vực không còn bị hạn chế và bắt đầu tự sản xuất rau, trái cây, chúng phải được kiểm nghiệm”, theo Kusano.

Thảm họa Fukushima đã tàn phá một khu vực phát triển mạnh của nền nông nghiệp Nhật Bản. “Lợi nhuận vẫn chưa đạt mức trước năm 2011 và giá cả vẫn ở dưới mức trung bình cả nước”, Nobuhide Takahashi, đại diện cho vùng Fukushima, nói.

Tình hình còn tệ hơn với ngư dân, nhiều người đang phải cầm cự sống bằng khoản bồi thường từ TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Đợt sóng thần phá hủy các cảng biển trong khu vực và nhu cầu với hải sản từ Fukushima thấp, bất chấp tiêu chuẩn đặt ra là 50 Bq/kg.

“Chúng tôi đánh bắt cá và chuyển tới chợ ở Tokyo. Một số người không muốn mua chúng”, Kazunori Yoshida, giám đốc công ty đánh cá Iwaki, cho biết. Hệ quả, ngư dân chỉ đánh bắt được 3.200 tấn hải sản trong năm 2017, giảm mạnh so với mức 24.700 tấn hồi năm 2010.

13-19-20_2
Cá để trong xô chuẩn bị được kiểm tra nhiễm xạ. Ảnh: AFP

Vấn đề vẫn là nhận thức, dù việc kiểm nghiệm độc lập cũng xác nhận kết quả do các phòng thử nghiệm của chính phủ đưa ra. Tổ chức phi chính phủ The Minna no Data đã tự kiểm nghiệm và người phát ngôn Hidetake Ishimaru nói họ “rất bất ngờ” bởi “mức nhiễm xạ rất thấp” trong sản phẩm của Fukushima.
 

‘Không ai tin cả’

Có một số tiến triển tại cấp độ quốc tế. 27 trong tổng số 54 quốc gia áp hạn chế với thực phẩm từ Fukushima sau năm 2011 hiện đã dỡ bỏ lệnh cấm. 23 thị trường khác, bao gồm Mỹ và EU, đã nới lỏng hạn chế, chỉ còn một số khu vực láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn duy trì.

Đây cũng là tình trạng diễn ra ngay tại Nhật Bản với các khảo sát cho thấy vẫn có người tiêu dùng Nhật Bản né tránh sản phẩm từ Fukushima. Giới chuyên gia nhận định cách tiếp cận dựa trên khoa học của chính phủ Nhật Bản không mấy tác dụng trong thuyết phục người dân.

“Không ai tin nếu chỉ bằng cách nói ‘an toàn’”, theo Katsumi Shozugawa, giáo sư Đại học Tokyo, người đã nghiên cứu an toàn thực phẩm Fukushima. Chính phủ kiểm nghiệm là hành động hợp lý nhưng nỗ lực thuyết phục người tiêu dùng vẫn còn “kém”.

Tomiko Yamaguchi, giáo sư xã hội học tại Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế, Tokyo, tin người tiêu dùng đang phân vân giữa nỗi sợ sản phẩm Fukushima và sự đồng cảm với người dân tại đó.

“Mọi người không thể nói ra những điều đó. Nó gần như một điều cấm kỵ”, bà Yamaguchi nói. “Nếu bạn rất quan tâm đến con cái thì việc có bằng chứng khoa học hay không không quan trọng”.

Trên một nông trại ở Fukushima, nơi những quả đào đã sẵn sàng được hái, Chusaku Anzai, nông dân đời thứ 14 trong một gia đình, cho biết ông đã chấp nhận tình hình hiện tại.

“Không việc gì phải lãng phí sức lực để thuyết phục những người không muốn dùng sản phẩm của chúng tôi”, người đàn ông 69 tuổi chia sẻ. Gương mặt ông hiện rõ những vất vả suốt 50 năm làm nghề nông. “Chúng tôi không thể làm gì ngoài việc ngồi chờ họ đổi ý”.

Một dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trong kết quả khảo sát trực tuyến công bố hồi tháng 3 của Cơ quan Các vấn đề Người tiêu dùng. Với gần 5.000 người tham gia, tỷ lệ người tiêu dùng do dự khi mua sản phẩm từ Fukushima do lo ngại nhiễm xạ đã giảm xuống 12,7%, mức cùng kỳ năm 2013, khi khảo sát bắt đầu, là 19,4%.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm