| Hotline: 0983.970.780

76% lao động Việt Nam tại Malaysia, Thái Lan bị vi phạm quyền lao động

Thứ Ba 19/06/2018 , 07:20 (GMT+7)

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện có khoảng 134.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017.

Đài Loan (Trung Quốc), Nhật bản, Hàn Quốc, Ảrập Xêút và Malaysia là những điểm đến hàng đầu của lao động Việt Nam. Số lượng lao động nữ tăng liên tục hàng năm, nhiều người trong số này làm việc trong lĩnh vực giúp việc gia đình, tại các quốc gia trong đó có Ảrập Xêút.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của ILO, 76 % người lao động Việt Nam sang làm việc ở Malaysia và Thái Lan phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và được tiếp cận rất hạn chế với các biện pháp khắc phục pháp lý trong thời gian làm việc ở đó. Rất ít người tham gia vào các tổ chức công đoàn tại nơi đến làm việc.
So với lao động di cư từ Campuchia, Myanmar và Lào, người lao động Việt Nam đang phải chịu chi phí tuyển dụng cao nhất, phải trả nhiều tiền hơn để đi làm việc ở nước ngoài và phải vay mượn để thanh toán cho những khoản chi phí đó làm cho người lao động dễ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc vì nần và cả nạn buôn bán người.

Để khắc phục tình trạng này, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đang đề xuất cơ chế hợp tác 3 bên gồm Chính phủ, công đoàn và chủ sử dụng lao động, trong quản trị lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa Vàng nhận nhiều tình cảm từ nông dân

Chương trình Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa Vàng 2024 do Phân bón Cà Mau tổ chức nhận được nhiều tình cảm và sự tham gia của gần 1.700 nông dân.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.