| Hotline: 0983.970.780

10 giải pháp giảm phát thải khí nhà kính của Supe Lâm Thao

Thứ Tư 20/12/2023 , 17:34 (GMT+7)

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có nhiều nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất phân bón, thể hiện qua 10 giải pháp cụ thể.

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tham gia 'Lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' tại Khu Di tích K9.

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tham gia "Lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại Khu Di tích K9.

Giảm phát thải khí nhà kính trở thành yêu cầu bắt buộc

Hiện, các quy định của Việt Nam điều chỉnh các vấn đề về quản lý môi trường khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này có Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ ngành. Liên quan tới từng lĩnh vực, có các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong bối cảnh hiện nay, giảm phát thải khí nhà kính đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng như của Công ty Cổ phần Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao nói riêng.

Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hiện đã và đang từng bước thực hiện lộ trình trên. Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/1/2022 đã có quy định về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã được đưa vào danh sách nhằm thực hiện báo cáo phát thải khí nhà kính vào năm 2025.

Các doanh nghiệp nhìn nhận được tầm quan trọng việc cần phải chuyển đổi về công nghệ hướng đến tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải nhà kính và vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong việc giúp Việt Nam đạt các mục tiêu cam kết giảm thiểu phát thải khí nhà kính theo lộ trình đến năm 2050.

Trong các loại khí nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu, có 3 loại khí nhà kính được ghi nhận phát thải chủ yếu là khí carbonic (CO2), khí mê tan (CH4) và khí ô xít nitơ (N2O).

Theo số liệu thống kê, ngành nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chính sau: Canh tác lúa nước; quản lý chất thải chăn nuôi; quản lý sử dụng đất nông nghiệp, quản lý sản xuất và sử dụng phân bón.

Để giảm lượng khí nhà kính phát thải từ sản xuất và sử dụng phân bón, cần nghiên cứu thay đổi hợp lý hóa bảo vệ môi trường trong sản xuất cũng như tăng hiệu quả sử dụng phân bón đối với các loại cây trồng.

Trong đó, có nghiên cứu và sản xuất các loại phân bón hữu cơ, sinh học, vi sinh phù hợp với từng loại cây và thổ nhưỡng từng vùng; sử dụng bón phân cho cây trồng cân đối hợp lý.

Sử dụng phân bón chậm tan để cây trồng hấp thu được triệt để giảm sự bay hơi, rửa trôi gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng giúp giảm lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường.

Lễ xuất bán dòng sản phẩm phân bón NPK-S hữu cơ khoáng vi sinh Lâm Thao đầu tiên ra thị trường.

Lễ xuất bán dòng sản phẩm phân bón NPK-S hữu cơ khoáng vi sinh Lâm Thao đầu tiên ra thị trường.

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất phân bón

Thứ nhất, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã triển khai thực hiện theo chủ trương định hướng của Chính phủ về việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh.

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, Công ty đã liên tục nghiên cứu, thử nghiệm, khảo nghiệm, xin cấp phép danh mục phân bón được lưu hành tại Việt Nam và tổ chức sản xuất đưa ra thị trường nhiều sản phẩm phân bón mới có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và phát triển theo xu hướng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Các sản phẩm đó, gồm: phân bón hữu cơ khoáng (tích hợp thành phần phân bón vô cơ - hữu cơ), phân hữu cơ khoáng vi sinh (tích hợp cả 3 thành phần phân bón vô cơ - hữu cơ - vi sinh vật có ích); sản phẩm phân bón vô cơ bổ sung vi sinh (tích hợp vi sinh vật có ích trên nền phân bón vô cơ Lâm Thao truyền thống).

Thứ hai, trong công đoạn sấy sản phẩm phân bón NPK Lâm Thao, Công ty đã nghiên cứu, triển khai áp dụng dùng khí nóng lò đốt bằng nhiên liệu sinh khối (cám cưa, trấu) thay thế lò đốt dầu FO để sấy NPK và lò đốt than sấy phụ gia đảm bảo năng suất, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu phát thải khí có chứa CO2, SO2 ra môi trường. Kết quả đã giảm khoảng 3.500 tấn dầu FO/năm.

Thứ ba, về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Công ty đã tận dụng hơi nước và nhiệt thừa từ các dây chuyền sản xuất axít sunfuric để chạy tua bin phát điện, với sản lượng hơi tận dụng được phát điện với công suất trung bình 3Mwh, giảm tiêu thụ điện năng từ lưới điện quốc gia, góp phần sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính.

Thứ tư, công ty áp dụng thay đổi công nghệ sản xuất phân bón supe lân đơn đi từ quặng apatit nguyên khai sấy nghiền <1%H2O và apatit tuyển sấy <10%H2O chuyển sang công nghệ sử dụng 100% quặng apatit tuyển ẩm không sấy (độ ẩm 18-21%H2O). Do dừng sấy quặng apatit nên hàng năm tiết kiệm khoảng 7.000 tấn than cám 4a giảm định mức điện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do đốt than, giảm lượng phát thải khí CO2, SO2 và N2O ra môi trường.

Thứ năm, Công ty đã khảo sát thay thế dần các động cơ có công suất lớn, hiệu suất thấp do Liên Xô cũ trang bị từ khi xây dựng nhà máy những năm của thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước bằng động cơ phù hợp và hiệu quả hiện nay (Công ty được Liên Xô cũ xây dựng năm 1959, bắt đầu hoạt động năm 1962).

Supe Lâm Thao đã lắp biến tần cho các động cơ công suất lớn, sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện, sử dụng các loại xe nâng chạy điện thay xe nâng chạy dầu Diezen.

Công trình bể bơm thu nước tuần hoàn để sản xuất tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Công trình bể bơm thu nước tuần hoàn để sản xuất tại Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Thứ sáu, công ty thực hiện xử lý tuần hoàn 100% nước thải sinh hoạt và sản xuất đạt yêu cầu, thu gom triệt để chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại nhằm giảm phát thải khí nhà kính phát sinh.

Thứ bảy, Công ty liên tục trồng cải tạo và chăm sóc phát triển nhiều cây xanh tại khuân viên 75ha khu vực sản xuất. Đồng thời, Công ty đã đồng hành cũng cấp phân bón để chăm sóc cây xanh khác trên các Khu di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ, Khu di tích lịch sử K9 Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội, Khu di tích lịch sử Đền Mẫu Âu Cơ - Hạ Hòa, Phú Thọ. Đây là các hoạt động thiết thực đã tạo môi trường sinh thái tốt và giảm phát thải khí nhà kính.

Thứ tám, Công ty cũng đã thực hiện báo cáo cung cấp thông tin số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính năm 2023 theo đúng quy định của pháp luật. Supe Lâm Thao mở lớp đào tạo hướng dẫn định lượng và báo cáo khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1, đáp ứng yêu cầu của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP để xác định được phạm vi cần báo cáo, phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính khi sử dụng nguyên nhiên liệu trong sản xuất.

Thứ chín, xử lý giảm thiểu phát thải khí, bụi trong các dây chuyền sản xuất axit, supe và NPK bằng cách thay đổi công nghệ, đầu tư thiết bị tiên tiến nâng cao hiệu suất xử lý, lắp đặt hệ thống quan trắc online.

Thứ mười, đầu tư thiết bị và tăng cường các giải pháp quản lý giảm thiểu tiêu hao sử dụng nước làm mát, nước sản xuất, nước sinh hoạt. Hiện, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã áp dụng hệ thống quản lý ISO 14001 về môi trường.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất