| Hotline: 0983.970.780

8 phút, drone phun thuốc xong 1ha lúa, giảm công, tăng năng suất

Thứ Sáu 09/04/2021 , 15:16 (GMT+7)

Sử dụng drone vào đồng ruộng giúp mỗi vụ lúa giảm chi phí, giảm thất thoát, tăng thêm năng suất so với phun xịt tay, có thể bay đêm, dập dịch nhanh...

Nhiều nông dân ở An Giang rất hào hứng đến tham quan drone của Công ty Cổ phần Đại Thành chuyển giao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều nông dân ở An Giang rất hào hứng đến tham quan drone của Công ty Cổ phần Đại Thành chuyển giao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 9/4 tại huyện Thoại Sơn (An Giang), Công ty Cổ phần Đại Thành phối hợp với Công ty TNHH MTV Lương thực Ngọc Ánh tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng máy bay nông nghiệp (drone) P-GLOBALCHECK ứng dụng vào sản xuất lúa và dịch vụ bảo hành, sửa chữa, đào tạo bay.

8 phút, drone phun xong 1ha lúa

Ông Cao Văn Tấn, GĐ Cty TNHH MTV Lương thực Ngọc Ánh ở huyện Thoại Sơn (An Giang) là nhà phân phối, bảo dưỡng và đào tạo sử dụng drone cho Công ty Đại Thành nói: Hơn 1 năm qua Công ty đã bán 9 chiếc máy bay phun thuốc BVTV hiệu P-GLOALCHECK cho bà con nông dân trong tỉnh. Tuy máy bay phục vụ nông nghiệp này mới bắt đầu phát triển ở An Giang, nhưng khi nông dân biết đến qua các lớp tập huấn hay các lần xem trình diễn sẽ rất thích thú vì hiệu quả rất cao.

Đa phần hiện nay drone giá bán còn khá cao, từ 534 - 609 triệu đồng/máy nên chỉ hướng đến các đối tượng nông dân có diện tích ruộng lớn, họ mua về trước nhất phục vụ cho ruộng nhà mình và kế đến là làm dịch vụ phun thuốc BVTV cho các hộ dân lân cận tại địa phương.

Drone có thể giảm thất thoát 30% thuốc BVTV trong phun xịt, giảm nhân công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm 95 - 97% nước, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Drone có thể giảm thất thoát 30% thuốc BVTV trong phun xịt, giảm nhân công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm 95 - 97% nước, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Drone có thể giảm thất thoát 30% thuốc BVTV trong phun xịt, giảm nhân công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm 95 - 97% nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và đặc biệt hơn nông dân không trực tiếp với thuốc BVTV, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe…

Bình quân 1ha lúa để phun xịt tay trước đây nông dân từng làm phải mất từ 2 - 3 giờ đồng hồ mới phun xịt xong, giờ máy bay nông nghiệp thay thế có thể phun xịt 1ha chỉ mất 8 phút là xong. Đặc biệt, drone của Đại Thành cung cấp là máy đa năng không kén thuốc (dạng bột hòa tan, nước hay nhũ dầu…), đều áp dụng công nghệ phun li tâm đem lại độ chính xác cao. Mỗi máy bay tùy theo loại lớn nhỏ mà có thể chứa dung tích mang đi phun xịt 16 - 20 lít nước đã có pha với thuốc BVTV.

Drone thay thế sức người có thể phun xịt 1ha chỉ mất 8 phút là xong. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Drone thay thế sức người có thể phun xịt 1ha chỉ mất 8 phút là xong. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Đức Trường, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Thành cho biết, công nghệ 4.0 hiện nay đang phát triển rất mạnh trong sản nông nghiệp, đặc biệt máy bay nông nghiệp giúp nhiều nông dân tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm công lao động, tránh ô nhiễm môi trường và cho ra nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nhiều năm qua, Công ty CP Đại Thành đã triển khai công nghệ drone rộng rãi ở các tỉnh thành trong nước. Riêng từ năm 2019 đến nay, Đại Thành chọn huyện Thoại Sơn là vùng đất sản xuất lúa lớn nhất của tỉnh, cũng là vùng đất phù sa cho năng suất cao để triển khai drone phục vụ nông nghiệp cho bà con nơi đây ngày càng tốt hơn, hướng đến xuất khẩu. Tuy drone còn khá mới mẻ nhưng bước đầu được nông dân đánh giá cao và chấp nhận sử dụng công nghệ 4.0 này để áp dụng vào đồng ruộng.

Chỉ riêng huyện Thoại Sơn, sau hơn một năm Công ty CP Đại Thành triển khai drone, bà con nông dân đã làm dịch vụ phun xịt đạt trên 10.000ha đất lúa. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới nông dân trồng lúa nơi đây có thể áp dụng drone ở các vụ đạt 80 - 90% diện tích.

Hiện nay, drone giá bán còn khá cao, từ 534 - 609 triệu đồng/máy nên chủ yếu chỉ nhằm đến các đối tượng nông dân có diện tích ruộng lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, drone giá bán còn khá cao, từ 534 - 609 triệu đồng/máy nên chủ yếu chỉ nhằm đến các đối tượng nông dân có diện tích ruộng lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Drone giúp giảm tổn thất lúa 150 - 200 kg/ha

Theo ông Trường, drone do Đại Thành cung cấp, hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ rất nhỏ và mịn, điều này sẽ giúp người nông giảm thiểu lượng nước thực tế cần dùng mà vẫn đảm bảo độ trải đều bề mặt và mang lại hiệu quả cao. Một số lợi ích mà drone mang lại như giúp tăng năng suất lao động từ 15 đến 30 lần, giúp giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích…

Một số lợi ích mà drone mang lại như: Giúp tăng năng suất lao động từ 15 đến 30 lần, giúp giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một số lợi ích mà drone mang lại như: Giúp tăng năng suất lao động từ 15 đến 30 lần, giúp giảm giá thành sản xuất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên 1 đơn vị diện tích… Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Công nghệ phun li tâm phun giọt nước xoáy tròn giúp cho việc tiếp xúc sâu bệnh mặt dưới lá hiệu quả hơn, khả năng tập trung drone để phun thuốc dập dịch nhanh. Chủ động thời gian phun thuốc với khả năng phun thuốc ban đêm, phun thuốc chính xác với việc kiểm soát công nghệ phun trên máy bay, ứng dụng chẩn đoán dịch hại đồng bộ dữ liệu với máy bay phun tự động vào khu vực có dịch hại. Đồng thời công nghệ này là giảm tổn thất sản lượng lúa 150 - 200 kg/ha so với phun xịt thuốc thông thường do lúa không bị giẫm đạp.

Ông Phan Thành Bắc là một trong những nông dân ở xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn có diện tích sản xuất lúa hơn 5ha, chính vì vậy gia đình ông có điều kiện mua drone hơn nửa tỷ đồng về sử dụng cho ruộng nhà và làm dịch vụ phun xịt thuốc BVTV thuê.

Ông Bắc chia sẻ, từ khi sử dụng drone vào đồng ruộng giúp mỗi vụ lúa có thể giảm chi phí, tăng thêm năng suất từ 2 - 3% so với trước đây thuê phun xịt tay. Tuy mới mua drone chưa đầy một năm, ông Bắc phun xịt dịch vụ thuốc BVTV đã hơn 3.200ha lúa cho bà con nông dân trong huyện, với giá công phun xịt 180 ngàn đồng/ha. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, ông đã thu hồi được vốn mua drone ban đầu. Trong thời gian tới, ông Bắc sẽ đầu tư mua thêm một chiếc drone để mở rộng làm dịch vụ phun thuốc BVTV sang các tỉnh lân cận.

Gần 2 năm nay, công nghệ máy bay không người lái phục vụ phun thuốc BVTV trên lúa và cây ăn trái ở An Giang bắt đầu phát triển khá mạnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Gần 2 năm nay, công nghệ máy bay không người lái phục vụ phun thuốc BVTV trên lúa và cây ăn trái ở An Giang bắt đầu phát triển khá mạnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Võ Thanh Mạnh, Phó trưởng phòng kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông An Giang) cho biết: An Giang là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn thứ 2 ở ĐBSCL, việc áp dụng công nghệ 4.0 đang được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm. Đặc biệt gần 2 năm nay, công nghệ máy bay không người lái phục vụ phun thuốc BVTV trên lúa và cây ăn trái bắt đầu phát triển khá mạnh. Đây là hoạt động nằm trong dự án triển khai ứng dụng công nghệ cao vào canh tác nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân trong tỉnh.

Hiện nay, với xu thế công nghệ hóa trong nông nghiệp, việc áp dụng hệ thống phun thuốc BVTV bằng drone đã cho thấy được nhiều sự tiện ích. Với sự hỗ trợ của drone trong canh tác cây trồng sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên nước và quan trọng nhất giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân tốt hơn do không cần trực tiếp phun thuốc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chương trình sản xuất lúa gạo bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế SRP mà An Giang đang thực hiện.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm