| Hotline: 0983.970.780

Bao giờ hết nỗi lo động đất!

Thứ Ba 11/09/2012 , 10:39 (GMT+7)

Tại khu vực TĐST2 những ngày qua người dân sống trong nỗi nơm nớp lo sợ. Đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức...

Đoàn của Bộ KH-CN đang đo sóng để xác định vùng xảy ra động đất

Sau hơn 6 tháng kể từ khi thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2) xảy ra sự cố rò rỉ nước, dư luận rất quan tâm, người dân và chính quyền địa phương vô cùng lo lắng, nhưng Ban quản lý TĐST2 nhất định không cho các phóng viên vào bên trong đường hầm tác nghiệp. Sáng 9-9, lần đầu tiên đơn vị tổng thầu thi công công trình TĐST2 mới cho phép giới truyền thông được phép vào đường hầm.

Vẫn tiếp tục xử lý

Sau khi tuyên bố cửa vào đường hầm sẽ được mở và các nhà báo có thể vào tác nghiệp với điều kiện có người của đơn vị tổng thầu thi công công trình TĐST2 tháp tùng hướng dẫn, cánh nhà báo tập trung lại trước cửa hầm số 1. Sau đó người của Ban quản lý TĐST2 dẫn nhóm phóng viên theo một lối rẽ nhỏ để vào đường hầm, nằm ở cao trình 95m.

Tại đường hầm số 1 rộng hơn 3m, cao hơn 2m, dài gần 2km được thiết kế theo nhiều bậc tam cấp, vẫn còn nhiều công nhân đang tiếp tục thi công xử lý sự cố, trước khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra để tích nước trong thời gian tới. Theo quan sát của chúng tôi, một số công nhân đang tiếp tục gia cố các lỗ hỏng hóc trên trần hầm. Dọc theo hành lang các công nhân khác cũng đang xử lý sự cố rò rỉ nước. Công việc được diễn ra chăm chú. Các cột nước chảy thành dòng như trước đây không còn nhìn thấy nữa. Trong đường hầm, dọc hành lang nước không còn chảy tràn như trước.

Thế nhưng, một số dòng nước vẫn còn chảy dọc theo hai rãnh của đường hầm này. Tại nơi dòng nước cuối cùng thoát ra ngoài, ông Võ Duy Minh - Giám đốc ban điều hành đơn vị tổng thầu thi công công trình TĐST2 dùng máy đo dòng nước cho thông số 2,56 lít/giây. Trao đổi với các nhà báo, ông Minh khẳng định: “Những trận động đất vừa qua không ảnh hưởng gì đến thân đập, một tuần nữa chắc chắn mọi việc trong đường hầm sẽ hoàn tất”. Tại đường hầm này chúng tôi cũng thấy nhiều đồng hồ đo độ thẩm thấu nước qua các khe nhiệt, máy đo động đất đang được vận hành để kiểm tra các chấn động vừa diễn ra những ngày qua trong đường hầm.

Bên ngoài thân đập, công việc xử lý sự cố đang được khẩn trương tiến hành. Tại phía bờ trên thân đập nhiều công nhân đang treo mình trên các rọ sắt để mài các vết lồi lõm của bê tông phình ra trong quá trình đổ bê tông bề mặt. Phía bờ dưới thân đập cũng đã hết cảnh nước chảy xối xả. Thế nhưng nhiều người dân quan sát tại đây vẫn lo lắng, bởi họ cho rằng nhờ đã hạ xuống mực nước chết, sau này tích nước không biết có tái diễn cảnh nước chảy xối xả hay không.

Động đất tiếp tục tái diễn

Trong khi đó nhiều người dân cho biết, vào khoảng 3g sáng 9-9 đã tái diễn trận động đất sau nhiều giờ liền tạm lắng. Đến 9g cùng ngày lại phát ra tiếng nổ lớn trong lòng đất và đến 11g30 có tiếng nổ kèm theo động đất làm rung chuyển cả thị trấn Trà My. Đợt rung chuyển này kéo dài 3 giây. Người dân một lần nữa lo sợ. Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), ông Đặng Phong - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My đã yêu cầu đoàn chuyên gia cần làm rõ nguyên nhân tại sao động đất ngày một mạnh thêm. “Trước đây nói đứt gãy địa chất theo dãy Tà Vi - Trà Bồng - Phước Sơn. Nhưng đến nay động đất ngày càng mạnh đến huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Nông Sơn và một số địa phương khác là vì sao? Phải nghiên cứu kỹ đây có phải là động đất kích thích hay không hay là động đất do nguyên nhân khác” – ông Phong nói.

Tại khu vực TĐST2 những ngày qua người dân sống trong nỗi nơm nớp lo sợ. Đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính thức khiến người dân càng bất an. Hàng ngày nhiều người chạy lên tận bờ đập nghe ngóng tình hình. Còn mỗi khi xảy ra tiếng nổ càng kinh hoàng hơn, bởi nhà cửa nứt nẻ, trẻ em la khóc, người lớn lo sợ. Trong khi chính quyền mới nêu ý định lên phương án cho tình huống xấu nhất thì nhiều người dân đã tự lo tính chuyện chạy động đất, chạy lũ.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Dũng ở thôn 4, Trà Tân, Bắc Trà My cho biết: Liên tiếp xảy ra động đất, tính ra 4 ngày có đến 13 trận. Mỗi lần nghe tiếng nổ ầm ầm, mọi người bỏ chạy tìm nơi trú ẩn chẳng làm được việc gì cả. Người dân cứ nơm nớp lo sợ vì không biết rồi sẽ xảy ra điều gì nữa. Ông Lê Minh Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My cách đập TĐST2 hơn 20km cũng cho biết: “Khi đang làm việc trong trụ sở UBND xã, tôi cùng nhiều cán bộ hốt hoảng bỏ chạy ra ngoài khi nghe thấy tiếng nổ và rung chuyển. Động đất trong những ngày qua cũng đã làm nứt tường nhà của ông Phạm Văn Xuân ở thôn 1. Nhiều nhà gỗ của người dân bị xê dịch đà cột, xiêu vẹo”.

Ngày 9 và ngày 10, đoàn đã tiếp tục tiến hành khảo sát một số trường học bị hư hỏng, nứt tường và một số nhà dân nơi có tiếng động lớn. Tại đây các chuyên gia đã đo các tọa độ bằng máy định vị vệ tinh, ghi hiện trạng hư hỏng và phân cấp. Đoàn chuyên gia sẽ tiếp tục khảo sát ở các vùng lân cận trong nhiều ngày tiếp theo. Theo Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My thì ngày 10-9 tính đến 11g trưa chưa thấy tái diễn tình trạng động đất. Nhưng không biết tình hình rồi sẽ ra sao.

Trước diễn biến phức tạp của động đất, với cường độ ngày càng lớn, người dân và chính quyền địa phương chỉ còn một cách là chờ đợi kết quả của đoàn công tác Bộ KH-CN và hiện tại nhiều người dân tự lên kế hoạch chạy động đất và chạy lũ cho gia đình mình.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm