| Hotline: 0983.970.780

Tiếp tục kiến nghị xem xét sự cố Thủy điện Sông Tranh 2

Thứ Năm 19/04/2012 , 09:33 (GMT+7)

Hạ lưu thân đập nước vẫn còn thấm nhiều, phía dưới thân bờ đập hạ lưu nhiều chỗ nước vẫn còn chảy...

Sáng ngày 18/4, tại Thủy điện Sông Tranh 2 (TĐST2), đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã có chuyến đi thị sát tại đập chính và sau đó đã có buổi làm việc với BQL Thủy điện 3 - đơn vị chủ quản TĐST2. Ngay tại chân đập, nhóm PV một lần nữa bị chặn lại, không cho đi vào bên trong đường hầm thân đập.


Các nhà báo bị chặn ngay tại đường hầm

Trong đường hầm nước vẫn chảy

Quan sát thân đập bên ngoài và chờ đoàn công tác của tỉnh Quảng Nam, chúng tôi thấy, cho dù mực nước đã hạ đến mực nước chết, trên cao thân đập nước đã không còn chảy tràn lan như trước đây, thế nhưng ngay sát cống xả vẫn còn đường ống thu gom nước về phía hạ lưu. Hạ lưu thân đập nước vẫn còn thấm nhiều, phía dưới thân bờ đập hạ lưu nhiều chỗ nước vẫn còn chảy. Ngay dưới chân đập có một mương nước, nước chảy rất nhiều.

Sau khi thị sát trong đường hầm thân đập, gặp chúng tôi ngay tại chân đập, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, cho biết: “Bên trong đường hầm nước vẫn chảy. Qua kiểm tra thấy rằng, bên trong 3 đường hầm thì 2 đường hầm đầu đã được khắc phục, nước đã hạn chế chảy, nhưng đường hầm thứ 3 nước vẫn còn chảy rất nhiều. Cần phải đốc thúc chủ đầu tư hơn nữa để xử lý dứt điểm sự cố”.

Ông Lê Phước Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng: “Lượng nước đã được thu gom nên mức độ đã được hạn chế, chưa có hiện tượng nứt đập, nước thấm qua các khe giảm nhiệt, mức độ thấm khoảng 30 đến 50 lít/giây. Khắc phục thời gian qua của đơn vị quản lý chỉ là thu gom dẫn nước về một mối là chính”.




Sáng ngày 18/4, nước vẫn còn chảy nhiều phía dưới hạ lưu thân đập

Ông Dương Chí Công, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, cho rằng: “Cần phải có máy móc hiện đại “siêu âm” bên trong thân đập có bị nứt gãy hay không mới đưa ra kết luận thuyết phục”. Ông Công cũng thừa nhận, theo quan sát vẫn thấy nước còn chảy nhiều bên trong đường hầm thân đập.

Sẽ kiến nghị Chính phủ và Quốc hội

Phát biểu tại cuộc họp, ông Đặng Phong cho rằng đơn vị chủ quản TĐST2 thời gian qua chưa đưa ra kết luận cuối cùng, khiến lãnh đạo địa phương lúng túng trong việc trả lời với người dân về sự cố TĐST2. Ông Phong đặt câu hỏi: Tại sao trước đây nước chảy nhiều lại nói là chỉ có 30 lít/giây, hiện nay chảy ít nhưng lại lên đến 70 lít/giây?

Lý giải cho vấn đề sai lệch này ông Trần Văn Hải, Giám đốc BQL dự án TĐST2, cho rằng trước đây do ước tính, còn nay đã đo đạt chính xác.  


Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Quảng Nam với 
Ban quản lý Thủy điện 3

Ông Trần Văn Hải phát biểu tại cuộc họp rằng: Đến ngày 31/3/2012 lượng nước thấm ra bề mặt bê tông hạ lưu tại các khe nhiệt đã được thu về các hành lang thân đập trên 95%, đa số các vị trí thấm ra hạ lưu tại các khe nhiệt chỉ còn là ẩm bề mặt bê tông, một ít khe nhiệt còn chảy rất nhỏ, có lưu lượng rất nhỏ, do từ ngày 22 - 31/3 đã tiến hành thu gom nước thấm vào các hành lang trong thân đập bằng cách khoan 9 lỗ khoan tại các khe nhiệt trong hành lang. Hiện nay tổng lưu lượng thấm 75 lít/giây (trước đây cũng ông Hải đưa ra là 30 lít/giây - PV). Đối với các khe nhiệt có lưu lượng thấm lớn, chủ đầu tư đã cho khoan và phụt chất keo chống thấm Poluyrethan vào phía thượng lưu khe và dán vật liệu chặn nước là tấm nhựa SR vào bề mặt thượng lưu khe. Đối với các khe có lưu lượng thấm nhỏ, chủ đầu tư cho khoan và phụt chất keo chồng thấm Poluyrethan vào bề mặt thượng lưu khe.  

Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN - PTNT tỉnh Quảng Nam, cho rằng: Thông tin khắc phục cần phải minh bạch không được giấu giếm như thời gian qua. Và đề nghị lãnh đạo tỉnh, nếu trước mùa mưa bão 31/8/2012, đơn vị quản lý TĐST2 chưa khắc phục xong cần phải ngừng sản xuất và tỉnh cần phải làm việc với Chính phủ.
Ông Hải cũng cho biết, giải pháp trên đã được Bộ Công thương, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cơ quan tư vấn thiết kế, Ban quản lý Thủy điện 3, Tổng thầu thống nhất cao. Hiện nay đang làm công tác chuẩn bị để triển khai thực hiện đảm bảo mục tiêu hoàn thành trước mùa lũ năm nay.

Tại cuộc họp này, một lần nữa ông Trần Văn Hải cam kết sẽ thực hiện xử lý sự cố này trước mùa mưa bão. Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh khẳng định, sẽ tiếp tục kiến nghị Hội đồng nghiệm thu Nhà nước và các nhà khoa học để xem xét nghiêm túc nguyên nhân dẫn đến sự cố TĐST2, sẽ đôn đốc chủ đầu tư nhanh chóng khắc phục sự cố và kết hợp với địa phương lắp đặt các máy quan trắc để thu thập số liệu đưa ra thông tin chính thống, có như vậy người dân mới an tâm. Nếu chủ đầu tư không khắc phục sự cố trước mùa mưa bão, tỉnh sẽ có ý kiến với Chính phủ và Quốc hội. Và sẽ có phương án di dời dân nếu có sự cố xấu nhất xảy ra.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm