| Hotline: 0983.970.780

Vn-Index "lờ đờ" trôi về mốc 400 điểm

Thứ Hai 02/06/2008 , 13:12 (GMT+7)

Sau một tháng tròn với 17 phiên mất điểm, chỉ số VN-Index tiếp tục đi xuống trong phiên đầu tháng mới và đang dần về ngưỡng 400 điểm.

VN-Index dần về 400 điểm

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 2/6, chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam (VN-Index) tiếp tục giảm phiên thứ 18 liên tiếp với 6,16 điểm (tương đương giảm 1,48%) xuống chỉ còn 407,94 điểm.

Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã mất tổng cộng 519,08 điểm (tương đương giảm 55,99%) và trở thành thị trường chứng khoán có mức giảm mạnh nhất trên thế giới.

Tính riêng trong 18 phiên vừa qua, chỉ số VN-Index đã giảm 114,42 điểm (tương đương giảm 22,03%).

Sàn chứng khoán vẫn "vắng tanh như chùa Bà Đanh"

Trong phiên giao dịch đầu tháng 6, không khí ảm đạm vẫn bao trùm thị trường. Gần như toàn bộ các cổ phiếu vẫn tiếp tục bị bán đổ, bán tháo với mức giá chỉ bằng khoảng 40% so với đầu năm nay.

Không có một bất ngờ nào xảy ra sáng nay khi mà trên bảng giao dịch điện tử, tình trạng dư mua trống trơn ở hầu hết các mã trong khi dư vẫn kín đặc với rất nhiều lệnh khối lượng lớn.

Khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ vẫn đứng ở mức rất thấp với gần 1,2 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch thoả thuận lại rất lớn, lên tới 9 triệu đơn vị. Đây là điểm khá đặc biệt trong phiên giao dịch sáng nay mà theo một số nhà đầu tư là do các ngân hàng giải chấp các cổ phiếu cầm cố đã đến hạn hoặc đã giảm quá biên độ cho phép. Trước đó, được biết, các ngân hàng đã đẩy mạnh giải chấp thông qua khớp lệnh nhưng hầu hết không thành công do sức cầu quá thấp.

Về biến động giá, trong tổng số 151 mã cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, chỉ có 5 mã tăng giá, 2 mã giữ giá tham chiếu, 8 mã không có giao dịch và 139 mã giảm giá, trong đó 138 mã giảm sàn.

Nhóm cổ phiếu chủ chốt trên sàn như STB của Sacombank, FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT, SSI của Chứng khoán Sài Gòn, DPM, REE... vẫn chưa thoát ra khỏi chuỗi ngày giảm giá. Dư bán của các cổ phiếu này khi kết thúc phiên giao dịch ở mức rất lớn.

5 mã tăng giá trong phiên sáng nay là BT6 của CTCP Bê tông 620 Châu Thới, CII của Đầu tư Hạ Tầng Kỹ thuật TPHCM, LGC của Điện Lữ Gia, SGT của Khách sạn Sài Gòn và VPL của Vinpearl JSC.

2 mã giữ mức tham chiếu là DMC của CTCP XNK Y tế Domesco và VTB của CTCP Điện tử Tân Bình. Một số mã không có giao dịch là: BTC, DNP, IFS, SFN, TCT, TDH, VHC, VIS.

Về khối lượng khớp lệnh, phiên này VIC của Vincom tiếp tục giữ ngôi đầu với 309.100 cổ phiếu, SGT (111.670 cp), AGF (91.090 cp), VFMVF1 (84.150 ccq), CII (59.940 cp), STB (55.000 cp), UIC (32.480 cp). Một số mã tiếp theo như HAS, CYC, DPM, DRC...

Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 62 mã cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng chỉ là 262.380 đơn vị, trong đó SGT với 69.100 cổ phiếu, VFMVF1 (65.550 ccq), HAS (23.100 cp), DRC (20.000 cp) SSI (10.950 cp), DHG (10.090 cp). Các mã khác như DPM, SAM, PPC, BMI...

Tâm lý bi quan vẫn bao trùm thị trường

Trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đang đối mặt với nhiều khó khăn như lạm phát cao, sản xuất đình trệ thì việc giá dầu thô liên tục tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đại… tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán chưa được cải thiện cho dù VN-Index đã giảm tới 56% kể từ đầu năm nay.

Tại Việt Nam, lạm phát trong 5 tháng đầu năm lên tới gần 16% đã tác động khá mạnh tới các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, trong tuần vừa qua, một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Morgan Stanley, Fitch Ratings, Bloomberg, Reuters… đồng loạt công bố các báo cáo và nhận định bi quan về kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng khiến cho nhiều người hoang mang.

Anh Huy Hoàng, một nhà đầu tư có mặt tại sàn giao dịch SeABank sáng nay cho biết: “Hiện có quá nhiều yếu tố không thuận tác động đến giá cổ phiếu. Giá nguyên nhiên liệu đầu vào đang tăng cao; hệ thống ngân hàng gặp khó khăn; giá vàng, USD biến động thất thường; thị trường bất động sản ảm đạm… Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính lớn trên thế giới lại vừa đồng loạt công bố những báo và nhận định đầy bi quan về kinh tế Việt Nam. Một số tổ chức đã hạ triển vọng định mức tín nhiệm nợ của Việt Nam từ mức ổn định xuống tiêu cực. Tất cả như đang đẩy TTCK xuống sâu hơn cho dù giá cổ phiếu đã giảm ở mức “không ngờ” trong mấy tháng qua”.
 
Cho dù đa số các nhà đầu tư tỏ ra bi quan với triển vọng của thị trường nhưng cũng có một số người cho rằng thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại.

“Hiện tại sức cầu cổ phiếu đang ở mức rất thấp do tâm lý bi quan về triển vọng của thị trường và do các ngân hàng đang cố gắng giải chấp cổ phiếu cầm cố. Nhưng khi mà áp lực giải chấp giảm bớt và chứng khoán xuống sâu hơn nữa, có thể sẽ có một đợt sóng mua vào”, anhTrung Nghĩa, một nhà đầu tư ở Hà Nội nhận định.

“Trong phiên giao dịch sáng nay một lượng lớn cổ phiếu (9 triệu đơn vị) đã được giao dịch thông qua phương thức khớp lệnh. Nhiều khả năng đây là số cổ phiếu được các ngân hàng và công ty chứng khoán giải chấp. Với tốc độ bán như này thì khả năng chỉ 1-2 tuần nữa áp lực giải chấp sẽ giảm bớt và khi đó có thể sẽ có thay đổi tích cực hơn trên thị trường,” anh Nghĩa nói.

Trước đó, trong 2 ngày 32/5 và 1/6, một hội thảo về Đầu tư tài chính châu Á 2008 do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM phối hợp với Tập đoàn NextView tổ chức tại TP.HCM cũng đưa ra một nhận định khả quan về thị trường. Theo đó, xu hướng giảm giá trên TTCK sẽ chấm dứt khi một số cổ phiếu dẫn dắt thị trường ngừng giảm giá. Hiện tại, thống kê cho thấy, hầu hết các cổ phiếu blue-chips đã giảm khoảng 50-75% so với hồi tháng 3/2007.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.