| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích lớn

Thứ Tư 12/09/2012 , 10:12 (GMT+7)

Một cánh đồng sinh thái đang hình thành, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn thân thiện môi trường.

Trên cánh đồng Cầu Tre, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) không chỉ có lúa bạt ngàn mà còn có những bờ hoa và các ụ, hố để đựng vỏ, bao bì thuốc đã qua sử dụng. Một cánh đồng sinh thái đang hình thành, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn thân thiện môi trường.

>> Ruộng lúa, bờ hoa

Lợi quá rõ

Tỉnh Trà Vinh cũng đã có một cánh đồng mẫu lớn trên 300 ha do phần lớn đồng bào Khmer SX. Ban chỉ đạo CĐML gồm 23 người, do Bí thư Đảng ủy xã Phú Cần làm trưởng ban. Ban đã mời gọi Cty CP BVTV An Giang đầu tư 100% thuốc BVTV, lúa giống và cán bộ kỹ thuật (FF) giúp bà con; Cty Lương thực Trà Vinh tổ chức thu mua sản phẩm và Chi cục BVTV tỉnh theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.

Để thực hiện CĐML, địa phương đã nạo vét được 13 kênh dài gần 5 km và đào mới 8 tuyến kênh dài gần 6 km, cơ cấu các giống OM 6976, 2517, 4218, 5451 vào SX và có sự tham gia của nhiều FF hướng dẫn nông dân SX.

Nhờ liên kết tốt "4 nhà", cánh đồng sinh thái đã mang lại hiệu quả thiết thực trong các vụ mùa gần đây. Vụ HT 2011, năng suất bình quân 7,8 tấn/ha; sản lượng trên 2.342 tấn, trừ chi phí nông dân có lời 21 triệu đ/ha. Vụ TĐ 2011 đạt 6,5 tấn/ha, sản lượng trên 1.950 tấn, lợi nhuận 18 triệu đ/ha. Tiếp đó, vụ ĐX 2012 năng suất 8 tấn/ha, lợi nhuận 26 triệu đ/ha. Cá biệt có hộ ông Trần Hồng xuống giống 5,4 ha, năng suất 9 tấn/ha; hộ ông Thạch Sung xuống giống 2 ha, năng suất 8,5 tấn/ha; hộ ông Thạch Đẹp xuống giống 0,4 ha cũng cho hiệu quả cao. Còn vụ HT này, nông dân ấp Đại Trường, ấp Cầu Tre... năng suất cũng đạt khoảng 8 tấn/ha.

Được hỏi về ruộng lúa bờ hoa, Phó chủ tịch UBND xã Phú Cần, ông Thạch Hoàng Nam đưa tôi đi thăm đồng, ông nói: “Năm 2011 xã phát động chương trình trồng hoa trên các bờ ruộng. Ngoài chương trình chung do nông dân thực hiện, có đoàn viên thanh niên tham gia, còn phần bờ đê "dính" tới ruộng của người nào thì người nấy chịu trách nhiệm chăm sóc. Thời gian này nắng nóng, có những chỗ cây hoa chết thì chúng tôi sẽ cho trồng lại và tới đây sẽ trồng phủ kín các đường, đê bao. Tính đến nay, trồng trên bờ kinh trục chính cũng được gần 4 km".

Nâng cao ý thức

Anh Đinh Vũ Đạt, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tiểu Cần cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện IPM, cho xây dựng chương trình SX "3 giảm, 3 tăng" trên cánh đồng Cầu Tre, giảm lượng thuốc sử dụng đáng kể. Vì làm tập thể nên khi phát hiện bệnh đã ở mức phải xử lý thì mới cấp thuốc. Nông dân cũng được hướng dẫn thường xuyên thăm đồng và theo dõi bẫy đèn để kịp thời báo cáo có hướng xử lý. Họ cũng bắt đầu ý thức việc dùng thuốc an toàn và biết tự giác thu gom vỏ bao”.

Tổ trưởng các tổ 2, 4, 5 cũng cho biết kỹ thuật dùng thuốc "4 đúng" và tình trạng trồng, chăm sóc hoa trên các phần đất thuộc ruộng của tổ mình. Tuy chưa phủ kín được các bờ đê, bờ thửa nhưng nhìn chung đều có ý thức cho việc gìn giữ và cải thiện môi trường. Nếu được đôn đốc và nhân rộng đến từng thành viên, thì CĐML không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn tạo môi trường trong lành để nông dân phấn khởi ra đồng canh tác.

Ông Thạch Kiên, nông dân có 15 công SX trong CĐML, đồng thời là Trưởng ban SX ở ấp Cầu Tre cho biết: “Cánh đồng sinh thái được mở rộng sang ấp Đại Trường, nhưng diện tích ở ấp Cầu Tre lớn, có tới 12/16 tổ hợp tác với 234 hộ tham gia. Ở đây, chúng tôi có “nước nôi đầy đủ” nhờ kênh bê tông máng nổi dẫn nước từ các kênh, rạch về. Chúng tôi gieo sạ theo lịch thời vụ để tránh mặn và né rầy.

Mỗi năm trung bình có ít nhất 6 đợt tập huấn về tác hại thuốc để nông dân ý thức dùng thuốc "4 đúng" (đúng thuốc, đúng bệnh, đúng thời điểm, đúng liều lượng) và giảm hẳn vấn đề tự động tìm thuốc. Cũng đã xây dựng được 6 hố trên đường đi ruộng về để vận động bà con bỏ vỏ bao bì vào đó. Nói chung, bà con đã nhận thức được việc tác hại của thuốc trên đồng nên phần lớn đã bỏ đúng nơi quy định”.

Anh Thạch Lấp, tổ trưởng tổ 1 khi được hỏi về mô hình sinh thái, cho biết: “Trước đây chúng tôi sử dụng thuốc BVTV bừa bãi; còn bây giờ khi có yêu cầu xử lí bệnh thì mới dùng và dùng đúng liều lượng, đúng thuốc, đúng cách. Khi xịt có khẩu trang, bảo hộ; xịt xong thu gom vỏ bao bì đem về bỏ ở các hố; đầy hố thì chính quyền sẽ xử lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng trồng hoa, đậu bắp trên phần đất ai nấy trồng, cũng được vài cây số”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm