| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm nông trường Bình Ba

Thứ Tư 23/10/2013 , 10:27 (GMT+7)

Toàn bộ 15.000 cây cao su của nông trường Bình Ba bị gãy, đổ, nghiêng do cơn bão PAKHAR cách đây đúng 18 tháng (tháng 4/2012), giờ đã hồi sinh đến 80% nhờ áp dụng một số giải pháp kỹ thuật…

Chiều ngày 21/10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su rộng thênh thang của Nông trường Bình Ba thuộc Cty cao su Bà Rịa (xã Bình Ba, huyện Châu Đức, BR-VT). Thật bất ngờ khi toàn bộ diện tích cây bị gãy, đổ, nghiêng do cơn bão PAKHAR cách đây đúng 18 tháng (tháng 4/2012) gây hại cho trên 15.000 cây cao su, giờ đã hồi sinh đến 80% nhờ áp dụng một số giải pháp kỹ thuật…

Kỹ sư Nguyễn Ánh - Trưởng ban kỹ thuật của nông trường Bình Ba dẫn chúng tôi đi sâu vào bên trong rừng cao su rộng lớn, đến tận tâm của vùng lốc bão mà cách đây 18 tháng từng tan hoang vì sự cuồng nộ của cơn bão PAKHAR. Đây là lần thứ 2 cao su của nông trường bị bão tàn phá, nhưng lần này thiệt hại ít hơn.

Cụ thể, ngày 1/4/2012, cơn bão số 1 có tên quốc tế PAKHAR bất ngờ đổ vào Nam bộ đã gây nên thiệt hại lớn cho các tỉnh từ Bình Thuận đến Vĩnh Long. Riêng nông trường Bình Ba, công ty Cao su Bà Rịa, cách biển đến hơn 50 km nhưng vẫn có hơn 15.000 cây cao su bị gãy, đổ, nghiêng.



Lô cao su bị bão PAKHAR đánh gãy ngang thân, giờ đã hồi sinh và cho lượng mủ bằng 70% ban đầu

Kỹ sư Nguyễn Ánh cho biết, khác với thiệt hại do cơn bão số 9/2006, vườn cây bị gãy đổ phần lớn đã khai thác gần hết chu kỳ, nên việc thanh lý trồng mới như là một lẽ đương nhiên. Nhưng với cơn bão số 1 thì vườn cao su bị thiệt hại chủ yếu đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc mới đi vào khai thác năm thứ 4-5.

Với vườn đang thời kỳ kiến thiết cơ bản thì cây chỉ bị nghiêng gốc, một số rất ít bị đứt rễ cọc, còn vườn đang khai thác thì bị gãy ngang. Sau bão, nông trường đã xử lý như sau:

Với những vườn đang khai thác bị gãy trên 40% thì nên thanh lý, bán cây để trồng mới, còn những vườn có tỷ lệ gãy thấp hơn thì có thể vớt vát bằng cách dùng cưa máy cắt vát ngang thân (điểm cắt vát ở dưới chỗ gãy và vết tét), sau đó bôi vaseline (mỡ bò) lên mặt cắt để chống mất nước và chống nấm xâm nhập cho cây. Sau đó chăm sóc bình thường.

Sau một thời gian, cây sẽ mọc chồi, lúc đó chọn để lại 3 chồi to mập nhất ở 3 phía. Nếu vị trí 3 chồi này nằm cách mặt cắt 10 cm thì càng tốt. Chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh bình thường khoảng 2 năm sau có thể cạo mủ lại.

Kỹ sư Ánh phấn chấn dẫn chúng tôi qua hàng loạt lô cao su giờ đây đã gần như xanh ngắt trở lại một màu, cây nào cây đó đều ra tán lá xanh và thẳng hàng tăm tắp. “Hiện tại, sau 18 tháng, nông trường đã chọn một số cây có chồi to khỏe, tán đẹp để cạo thử thì thấy lượng mủ 1 cây bằng khoảng 70% so với lúc chưa bị gãy” – kỹ sư Ánh khoe.

Chỉ vào một cây bị bão đánh gãy ngang thân, giờ chỗ vết cắt mọc ra 3 nhánh mới, vị kỹ sư trưởng của Bình Ba nói: Lưu ý là vị trí vết cắt tất nhiên tùy thuộc vào điểm gãy, nhưng nếu được trên 2 mét thì càng tốt vì thời gian cạo đủ dài. Ngoài ra, chú ý việc cắt vát thân để nảy chồi chỉ có thể áp dụng với những những vườn bị gãy tập trung, nếu bị gãy lẻ tẻ thì các chồi mới lên sẽ phát triển kém vì không cạnh tranh được ánh sáng với cây xung quanh.

Tuy nhiên, dù một số cây dạng này không có hy vọng cạo mủ lại nhưng vẫn nên làm, vì chúng sẽ trở thành cây chắn gió, chỗ dựa cho những cây xung quanh khi có bão.

Tiếp tục đi đến một lô cao su trước đây bị bão PAKHAR đánh cho nghiêng ngả, kỹ sư Ánh nói: Với vườn đang thời kỳ kiến thiết cơ bản bị nghiêng như lô này thì phải nhanh chóng tỉa bớt cành nhánh và dựng cây dậy ngay ngắn, sửa lại đất và dậm nín lại phần đất mới bị bật.

Sau đó, có thể dùng 3 sợi dây có bản to để cố định cây (vào 3 gốc cây khác). Khi cột nhớ phải dùng giẻ lót thêm để không làm hỏng da cây, ảnh hưởng đến việc cạo mủ sau này. Cứ thế cố định buộc níu khoảng 4-5 tháng thì có thể cởi dây, cây trở lại sinh trưởng và phát triển bình thường.

Quả thật, chúng tôi đi hết một vòng các lô cao su ngay vùng tâm bão, nhưng giờ không thể phân biệt được cây nào bị nghiêng và phải dựng lại vì gió bão.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm