| Hotline: 0983.970.780

Agribank - đòn bẩy cho nông nghiệp hàng hóa lớn

Thứ Sáu 24/03/2023 , 14:09 (GMT+7)

Đồng hành với bước chuyển của ngành nông nghiệp, nguồn vốn của Agribank luôn là đòn bẩy kịp thời phục vụ nguồn lực cho các vùng sản xuất hàng hóa lớn của ngành nông nghiệp.

Đòn bẩy cho sản xuất nông sản hàng hóa

Bài liên quan

Từ 2019 đến nay, Agribank đã xây dựng chiến lược phát triển khách hàng, ban hành các cơ chế ưu đãi về lãi suất, phí, nguồn vốn để cho vay đầu tư các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, ngân hàng có chính sách cho vay theo từng sản phẩm riêng biệt, theo từng lĩnh vực, ngành hàng phù hợp với quá trình sản xuất, chế biến từng loại cây trồng, vật nuôi; từng bước chuyển dần sang đầu tư theo mô hình khép kín, trọn gói từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu.

Empty

Nông nghiệp công nghệ cao đang nhận được sự quan tâm, ưu đãi của Agribank. Ảnh: Agribank.

Bài liên quan

Điển hình như gia đình ông Nguyễn Quang Huy ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) được Agribank cho vay với dư nợ 15,7 tỷ đồng để sản xuất hoa lan hồ điệp quy mô lớn, hoạt động kinh doanh hiệu quả, cung cấp hoa lan hồ điệp chủ yếu cho thị trường Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh miền Trung. Hay ông Vũ Viết Sơn ở huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) được Agribank cho vay vốn với dư nợ 9,9 tỷ đồng để chăn nuôi hỗn hợp với số lượng trên 8.000 con lợn thịt, hơn 142.000 con gà, đem lại lợi nhuận mỗi năm khoảng 3,5 tỷ đồng.

Ở khu vực ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Du ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng (Long An) vay vốn của Agribank với dư nợ 10 tỷ đồng để kinh doanh thức ăn thủy sản, nuôi và bán cá tra thịt với quy mô 10 ao nuôi cá, diện tích khoảng 70ha, đem lại lợi nhuận mỗi năm gần 4 tỷ đồng....

Bài liên quan

Nguồn vốn cho vay của Agribank đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa như vùng cây ăn quả ở Bắc Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp…; vùng lúa xuất khẩu ở ĐBSH, ĐBSCL; vùng cây cao su, cây điều, cây cà phê ở Tây Nguyên.

Từ đó, từng bước xóa bỏ cơ bản tình trạng du canh, du cư, thay đổi tập quán sản xuất, từng bước chuyển từ nền sản xuất tự cung, tự cấp thành nền sản xuất hàng hóa.

Ngân hàng cũng liên tục cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng. Nguồn vốn Agribank là điểm tựa vững chắc cho các hộ nông dân và doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng.

Empty

Nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp sạch đang là xu hướng phát triển hiện nay và cũng là lĩnh vực sản xuất mà Agribank ưu tiên vốn vay. Ảnh: Agribank.

Thời gian qua, tham gia với tư cách chủ lực đầu tư cho “tam nông”, Agribank đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp có vốn phát triển các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại, gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao, đồng thời giúp nông dân có đủ nguồn lực để tham gia vào chuỗi sản xuất lớn.

Tạo cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao

Ngoài việc tập trung đầu tư tín dụng, những năm gần đây, Agribank đã dành nhiều ưu đãi cho khách hàng vay vốn phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, Agribank giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch.

Đến nay, khắp mọi vùng miền, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, sản xuất nông sản mang tính hàng hóa hàng chất lượng cao dần được hình thành từ vốn vay của Agribank.

Có thể kể đến mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng); cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ); chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai, Bình Dương); đầu tư máy móc thiết bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An); nuôi tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận); trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi - TPH.CM, Kon Tum); trồng mía (Khánh Hoà, Tuyên Quang); trồng ngô (Sơn La); hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên; thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP (Bình Thuận)…

Các mô hình này bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và người dân, góp phần hình thành “làn sóng” thu hút đầu tư lĩnh vực này. Nguồn vốn của Agribank đã giúp nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, từ đó thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và sự an toàn của nông sản Việt, hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ được thị trường tiêu dùng trong nước và có vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Agribank nhiều năm liền là điểm tựa vững chắc cho các hộ nông dân và doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Những chính sách ưu đãi dành cho nông nghiệp, những tâm huyết để phát triển ngành nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao nước nhà đã được Agribank cụ thể hóa bằng những mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao được phát triển nhiều nơi, từ Bắc vào Nam trên dải đất hình chữ S.

Empty

Thời gian qua, Agribank đã có những chuyển đổi mạnh mẽ trong công nghệ. Ảnh: Agribank.

Từ khi bắt đầu triển khai chương trình đến nay, doanh số cho vay của Agribank đã đạt trên 26.000 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 5.000 tỷ đồng với gần 4.000 khách hàng, trong đó có gần 100 khách hàng doanh nghiệp và 3.900 khách hàng là cá nhân.

Nguồn vốn của Agribank cùng với sự giúp sức của ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân và doanh nghiệp tăng sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế.

Đơn cử, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, đặc biệt, gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Philippines.

Chuyển đổi số để phục vụ tốt hơn cho "tam nông"

Agribank khẳng định vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu về mạng lưới và cơ sở khách hàng trong hệ thống, đây là nền tảng vững chắc cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và quá trình chuyển đổi số theo định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Do đó, Agribank luôn cập nhật nhanh xu hướng, công nghệ thanh toán hiện đại với hàng loạt sản phẩm, chức năng, tiện ích mới phù hợp với cách mạng công nghệ 4.0 và số hóa nền kinh tế nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, cải tiến chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Empty

Nguồn vốn của Agribank đã kịp thời hỗ trợ nông dân tại các vựa sản xuất lớn có đủ nguồn lực để sản xuất. 

Agribank là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ định danh điện tử eKYC góp phần đơn giản hóa quy trình mở tài khoản, đáp ứng nhu cầu và nâng cao tiện ích, tính an toàn trong giao dịch phục vụ khách hàng.

Đây là cơ hội để hệ thống Agribank mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, đặc biệt là phục vụ tốt hơn đối tượng khách hàng truyền thống khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể dễ dàng mở tài khoản và trải nghiệm các tiện ích từ các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Bên cạnh đó, Agribank cũng hợp tác với doanh nghiệp Fintech để triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, cổng thanh toán…, qua đó cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán hàng ngày từ điện thoại, máy tính có kết nối intetnet mà không cần đến phòng giao dịch, tạo thuận lợi cho khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính.

Quyết tâm cùng ngành ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công. Agribank chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân thông qua việc không ngừng sáng tạo trong cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, kênh phân phối.

Đến nay, Agribank là ngân hàng đi đầu trong hiện đại hóa kênh thanh toán nông thôn bằng việc đầu tư gần 2.530 thiết bị POS được lắp đặt mới, phát triển trên 200 sản phẩm dịch vụ tiện ích ngân hàng.

Agribank sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư công nghệ thông tin vào các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của ngân hàng để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, đặc biệt là đối tượng khách hàng truyền thống khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.