| Hotline: 0983.970.780

Agribank Hà Tĩnh: 10 năm kề vai, sát cánh cùng nông dân

Thứ Ba 26/06/2018 , 14:52 (GMT+7)

Theo lãnh đạo Agribank Hà Tĩnh, Nghị quyết 26 đã mở đường cho các địa phương mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn; quan tâm nhiều hơn đến đời sống...

Gần một thập kỷ qua, khi cả hệ thống chính trị dồn lực cụ thể hóa Nghị quyết 26 của BCH Trung ương khóa X về “tam nông” bằng các chính sách, giải pháp cụ thể thì Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) chi nhánh Hà Tĩnh cũng kề vai, sát cánh hoàn thành xuất sắc vai trò “bà đỡ” của mình, góp phần đắc lực giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững trên chính mảnh đất quê hương.
 

Hỗ trợ lãi suất hơn 240 tỷ đồng

Ngày 5/8/2008, BCH Trung ương Đảng (khoá X) ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mở ra một cơ hội lớn cho việc phát triển “tam nông” cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Lúc bấy giờ, ngoài các chính sách kích cầu của Trung ương, Hà Tĩnh ban hành hàng loạt quyết định hỗ trợ lãi suất thông qua “bà đỡ” Agribank Hà Tĩnh nhằm thay đổi tư duy phát triển kinh tế cho nông dân theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiện đại.

18-50-16_1
Trong 10 năm qua Agribank Hà Tĩnh đã tạo đồng vốn làm ăn cho hàng chục nghìn hộ nông dân trên địa bàn

Theo lãnh đạo Agribank Hà Tĩnh, Nghị quyết 26 đã mở đường cho các địa phương mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn; quan tâm nhiều hơn đến đời sống của tầng lớp gần như cuối cùng của xã hội - đó là nông dân. Theo đó, Chính phủ ban hành các Quyết định 63, 67, 68; còn Hà Tĩnh là các Quyết định 03/2013, 14/2015, 26/2012, 23/2014...

“Trong thời gian 10 năm, Agribank Hà Tĩnh đã thực hiện hỗ trợ lãi suất hơn 240 tỷ đồng/34.907 khách hàng theo các quyết định của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh, giúp người dân có đồng vốn vượt qua khó khăn, đầu tư phát triển sản xuất hiệu quả”, lãnh đạo Agribank Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Ngoài thực hiện hỗ trợ lãi suất, thông qua cầu nối các tổ chức hội nông dân, hội phụ nữ Agribank Hà Tĩnh cũng đã cho người dân vay vốn mở rộng chăn nuôi, phát triển kinh doanh với tổng dư nợ đạt hơn 3.153 tỷ đồng.

Những năm 2012 - 2015 khi phong trào xây dựng NTM được triển khai mạnh mẽ nhất cũng là lúc hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn mô hình phát triển sản xuất, chăn nuôi được hưởng các chính sách ưu đãi bằng hình thức hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ lãi suất của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Agribank Hà Tĩnh với sứ mệnh là “bà đỡ” của nông dân kịp thời đồng hành, tạo điều kiện cho bà con vay vốn đối ứng để xây dựng trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung. Hàng loạt mô hình được giải ngân với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng, đơn cử như HTX Việt Hải dư nợ gần 10 tỷ; trang trại chăn nuôi lợn hộ anh Nguyễn Tiến Sơn, xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên) 8 tỷ đồng; trang trại chị Nguyễn Thị Thanh, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên) dư nợ hơn 4,5 tỷ đồng...
 

Chia sẻ lợi ích của doanh nghiệp cho nông dân

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Agribank huyện Cẩm Xuyên nói rằng, ở đâu có nông dân là ở đó có dấu chân của cán bộ, nhân viên Agribank. Không chỉ 10 năm đồng hành cùng chính quyền các cấp thực hiện nhiệm vụ chính trị mà 20, 30 năm và mãi mãi sau này Agribank vẫn sẽ tiếp tục chia sẻ lợi ích của mình để hỗ trợ nguồn lực tối đa giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

18-50-16_2
18-50-16_3_2
...Đồng thời dành hơn 67 tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo (giai đoạn 2009 đến tháng 4/2018)

“Tôi phải khẳng định một lần nữa, sau ngân hàng CSXH thì Agribank là ngân hàng hậu thuẫn tốt nhất cho nông dân, góp phần to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương”, ông Hải nhấn mạnh, đồng thời cho biết, trong quá trình kinh doanh Agribank Cẩm Xuyên cũng có những lúc gặp khó khăn nhưng vì nhiệm vụ chính trị, Agribank Cẩm Xuyên sẵn sàng giảm lợi nhuận để tăng nguồn hỗ trợ cho nông dân. Ví dụ cụ thể là kịp thời hỗ trợ ngư dân vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng sự cố môi trường biển năm 2016 và khủng hoảng giá lợn hơi năm 2017. Cụ thể, thực hiện hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại nợ, giảm kỳ hạn trả nợ, cho vay mới hàng nghìn khách hàng ở các xã ven biển Cẩm Lĩnh, Cẩm Dương, Cẩm Hòa, thị trấn Thiên Cầm... để khôi phục sản xuất; cho vay cải hoán 11 tàu cá vươn khơi bám biển với dư nợ hơn 5,6 tỷ đồng...

Riêng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 23, 26 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, từ 2011-2016 Agribank Cẩm Xuyên thực hiện hỗ trợ 26,9 tỷ tiền lãi cho 6.655 khách hàng; hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ là hơn 18,2 tỷ/657 khách hàng...

Giám đốc Agribank Cẩm Xuyên cũng chia sẻ thêm, khách hàng vay của ngân hàng chủ yếu manh mún, thậm chí vay 20-30 triệu đồng nhưng mọi thủ tục ngân hàng vẫn triển khai như một khách hàng lớn. Và có lẽ hiếm có ngân hàng nào làm được như Agribank là đặt các điểm giao dịch cố định hàng tháng tại các xã giúp người dân vay nợ, trả nợ thuận tiện hơn, hiệu quả hơn.

Để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn trên địa bàn, năm 2017 Agribank Hà Tĩnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ hơn 21,7 tỷ đồng; dư nợ được miễn, giảm lãi vay là hơn 34,7 tỷ/312 khách hàng.

 

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.