| Hotline: 0983.970.780

Ai chỉ đạo bơm nước thải từ kênh T2 đầu độc sông Bắc Hưng Hải?

Thứ Tư 04/12/2019 , 15:28 (GMT+7)

Mặc dù chưa được cấp phép xả thải, tuy nhiên hàng năm UBND TP Hải Dương vẫn đặt hàng một công ty bơm nước thải không đạt tiêu chuẩn ra sông Bắc Hưng Hải.

Ông Nguyễn Văn Long - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, thanh tra - Tổng cục Thủy lợi (bên trái) đề nghị Công ty Bắc Hưng Hải kiểm soát chặt hoạt động xả thải trái phép từ kênh T2 ra kênh Kim Sơn.

Hàm lượng Coliform trong nước vượt 73 lần cho phép

Sáng 29/11, Đoàn thanh tra của Tổng cục Thủy lợi đã làm việc tại tỉnh Hải Dương để xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước và công tác quản lý bảo vệ chất lượng nước tại tuyến kênh T2, chảy qua 6 phường của TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, tuyến kênh T2 hiện do Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương quản lý.

Nước thải từ kênh T2 chảy về khu vực trạm bơm Bình Lâu chuyển màu đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Kênh có nhiệm vụ tiêu thoát nước, chống ngập úng trong mùa mưa và tiêu thoát nước thải cho diện tích lưu vực khoảng 470 ha của dân cư, một số doanh nghiệp. Trong đó, nước thải sinh hoạt của dân cư chiếm khoảng 70% tổng lượng xả thải, còn lại khoảng 30% là nước thải các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cơ quan, trường học, bệnh viện và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, việc tiêu thoát nước thải cho khu dân cư các phường, doanh nghiệp được bơm tiêu từ trạm bơm Bình Lâu và kênh tự chảy ra cống tiêu Bình Lâu, sau đó đổ vào kênh Kim Sơn thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải.

Ông Đặng Duy Hiển – Chủ tịch Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, cho biết, tình trạng nước kênh T2 thường xuyên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đánh giá chất lượng nước bằng cảm quan có màu đen, mùi hôi thối.

Theo kết quả phân tích mẫu nước ngày 11/1/2018 tại cửa ra cống T2 trước khi chảy vào kênh Kim Sơn của Trung tâm Kiểm định Môi trường, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường cho thấy một số chỉ tiêu vượt mức độ cho phép. Chất rắn lơ lửng vượt 1,16 lần; tổng nitơ vượt 3,37 lần; Coliform vượt 73,3 lần và Fe vượt 1,08 lần (so sánh với QCVN 40 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Xử nghiêm vi phạm

Ông Nguyễn Văn Long – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra (Tổng cục Thủy lợi – Bộ NN-PTNT) cho biết: Năm 2018, Tổng cục Thủy lợi và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã đi kiểm tra thực tế việc xả nước thải từ kênh T2 ra hệ thống Bắc Hưng Hải.

Công ty Bắc Hưng Hải đề nghị Bộ NN-PTNT xử nghiêm đơn vị xả thải trái phép ra kênh Kim Sơn.

Đồng thời, có văn bản đề nghị UBND tỉnh Hải Dương và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp để không xả nguồn nước ô nhiễm vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên từ đó đến nay, tình hình trên vẫn không được cải thiện.

Bà Trương Thị Loan (Đại diện Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương) thừa nhận, Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương là đơn vị được UBND TP Hải Dương đặt hàng để quản lý kênh T2 và vận hành trạm bơm để bơm nước thải từ kênh T2 ra kênh Kim Sơn (thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải).

Tuy nhiên, bà Loan khẳng định: “Công ty chúng tôi không có trách nhiệm quản lý chất lượng nguồn nước. Việc cấp phép xả thải, xử lý vi phạm xả thải ra kênh T2 là trách nhiệm của UBND TP Hải Dương”.

Hàng ngày, nguồn nước ô nhiễm nặng vẫn chảy ra kênh Kim Sơn.

Ông Phạm Văn Điền – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hải Dương, cho biết: Kênh T2 là điển hình của ô nhiễm nguồn nước. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt đề nghị Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương báo cáo UBND Thành phố để bổ sung nhiệm vụ thu gom rác thường xuyên và nạo vét kênh T2, giảm ô nhiễm nguồn nước.

Còn về lâu dài, đề nghị Bộ NN-PTNT có văn bản kiến nghị tỉnh Hải Dương sớm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực phía Tây thành phố Hải Dương (giống như khu vực phía Đông thành phố). Bên cạnh đó, phải có hệ thống phân lập thu gom nước mưa và nước thải. Có như vậy thì mới xử lý được tình trạng ô nhiễm tuyến kênh T2.

Tại buổi làm việc, một số ý kiến kiến nghị Tổng cục Thủy lợi phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nếu phát hiện hành vi xả thải trái phép từ kênh T2 ra kênh Kim Sơn thì xử phạt nghiêm để đảm bảo tính răn đe.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất