| Hotline: 0983.970.780

AJIFOL-F cho thanh long to trái, sai quả

Thứ Hai 12/12/2011 , 11:07 (GMT+7)

Đặc biệt với thanh long, AJIFOL-F giúp thúc mầm, dây cành phát triển xanh dày, cứng cáp, trái thanh long khi chín to sẽ có màu hồng quân rất đẹp...

Anh Đoàn Văn Bốn khoe hiệu quả AJIFOL-F trên trái thanh long

Mùa trái vụ này, thanh long – loại trái cây đặc sản của đất Bình Thuận đang được giá cao hơn chính vụ 4- 5 lần. Dạo quanh những vườn thanh long, chúng tôi ghé thăm vườn nhà anh Trần Long Hôn (thôn Dân Thuận, xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam).

Nhìn vườn thanh long dây cành um tùm phủ kín trụ, những trái xanh đang lớn nhanh chờ vụ thu hoạch mới, rõ ngay chủ vườn là người chăm sóc rất kỹ lưỡng.

Anh Hôn kể vườn này được 8 tuổi, 1.200 trụ cho thu hoạch quanh năm 6-7 vụ chính, mỗi vụ đạt hơn 5 tấn. Lúc này đang trái vụ, phải chong đèn để kích thích ra trái. Nhiều hộ ở đây lo ngại điện mùa này cứ chập chờn thì làm sao thanh long ra trái to đẹp, nhưng riêng anh Hôn chẳng lo gì nhiều vì theo như anh chia sẻ: “Tôi dùng phân bón AJIFOL-F của Cty Ajinomoto quanh năm, thế nên thanh long vườn tôi quanh năm to trái, sai quả bất kể nghịch vụ hay chính vụ. Đã vậy xài AJIFOL-F còn tiết kiệm hơn 30% chi phí, với tình hình giá cả thanh long lên xuống thất thường, xài phân bón chất lượng mà giá thành hợp lý thế này thì nông dân tụi tui mới có đồng lời”.

Tạm biệt anh Hôn, dọc theo con đường hai bên phủ đặc thanh long, chúng tôi đến vườn nhà anh Đoàn Văn Bốn, hiện là Trưởng nhóm VietGAP số 5, ngụ cùng thôn với anh Hôn. Vì tích cực học hỏi biện pháp mới, cộng thêm kinh nghiệm dày dạn và niềm đam mê đặc biệt với loại cây trồng thuộc họ xương rồng này, qua nhiều năm trồng thanh long đạt năng suất vượt trội, anh Bốn được bầu làm Trưởng nhóm trồng thanh long chuẩn VietGAP.

Chỉ trụ thanh long sum xuê trái đang chờ tuần sau thu hoạch, anh Bốn kể: “Để thanh long được trái to thế này, hơn 2 năm nay tôi xịt phân bón AJIFOL-F để thúc mầm, nuôi cành và dưỡng trái. Tùy giai đoạn phát triển của cây mà dùng AJIFOL-F với liều lượng và cách thức khác nhau. Nhìn chung vụ nào 3.000 trụ cũng đạt trái to đồng đều, nặng 0,8- 1,2 kg/trái, kể cả chính vụ lẫn nghịch vụ. Đặc biệt, AJIFOL-F dưỡng cho trái thanh long có màu hồng quân rất đẹp, như vậy mới đạt chuẩn VietGAP. Cứ 1.000 trụ, tương đương 1 pha đèn thì tôi thu hoạch 8-9 tấn. Từ khi xài AJIFOL-F, trừ hết chi phí cho phân bón, điện, công cán... thì tôi còn lời gần 70%”.

Được biết, phân bón AJIFOL-F của Cty Ajinomoto VN được sản xuất bằng công nghệ lên men vi sinh hiện đại Nhật Bản, với hàm lượng N-P-K cân bằng 10-10-10, chất hữu cơ cao và giàu các axít amin, thích hợp trong sản xuất cây ăn trái theo chuẩn VietGAP. Đặc biệt với thanh long, AJIFOL-F giúp thúc mầm, dây cành phát triển xanh dày, cứng cáp, trái thanh long khi chín to sẽ có màu hồng quân rất đẹp. Sử dụng AJIFOL-F kết hợp phân bón AMI-AMIα cho gốc giúp cây thanh long phát triển mạnh, hiệu quả lâu dài và có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của thời tiết.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm