| Hotline: 0983.970.780

Algeria cắt Internet trên toàn quốc chống gian lận thi cử

Thứ Tư 25/07/2018 , 13:01 (GMT+7)

Tại một số nước mà tình trạng gian lận thi cử ngày càng trở nên phổ biến, chính quyền địa phương đã phải áp dụng các biện pháp mạnh tay để giúp các kỳ thi lành mạnh hơn.

Trung Quốc dùng máy bay không người lái dò gian lận

Trung Quốc đã áp dụng công nghệ cao để phát hiện gian lận khi hàng triệu học sinh trung học tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm. Đây là một kỳ thi áp lực khi mỗi năm có trên 9 triệu học sinh khắp Trung Quốc tham gia kỳ thi đại học nhưng các trường đại học chỉ tuyển sinh khoảng 6,5 triệu học sinh.

Trung Quốc sử dụng máy dò tín hiệu di động để phát hiện gian lận

Kỳ thi bao gồm các môn Văn, Toán, Anh và một môn khác mà thí sinh lựa chọn. Theo truyền thông trong nước, gian lận trong thi cử khá phổ biến trong các bài thi trắc nghiệm như môn Toán và tiếng Anh.

Càng ngày, tình trạng gian lận của Trung Quốc ngày càng trở nên tinh vi khi các thiết bị không dây được sử dụng để hỗ trợ cho việc đưa đáp án từ bên ngoài vào. Hồi năm 2014, chính quyền Trung Quốc công bố những “công nghệ gian lận thi cử” tinh vi của học sinh nước này bao gồm viết hoặc đồng hồ có gắn camera siêu nhỏ, có thể gửi hình ảnh ra ngoài phòng thi để có người nhắc bài. Những người bên ngoài gửi đáp án vào điện thoại di động giấu trong người học sinh hoặc đọc đáp áp cho học sinh có đeo tai nghe chép.

Những đổi mới đã buộc các nhà chức trách phải đẩy mạnh các biện pháp phòng chống gian lận thi cử bằng công nghệ cao. Năm 2015, Trung Quốc đã triển khai máy dò kim loại, công nghệ nhận diện khuôn mặt và vân tay, bộ chặn tín hiệu điện thoại di động, máy dò thiết bị không dây và thậm chí cả máy bay không người lái trong cuộc chiến chống gian lận thi cử.

Các trường đại học ở tỉnh Sơn Đông thậm chí còn cấm sinh viên nghỉ học vào ngày diễn ra kỳ thi để ngăn chặn việc thi hộ.

Từ độ cao 500m, UAV sẽ theo dõi những tín hiệu vô tuyến khả nghi từ các hội đồng thi nhằm ngăn chặn học sinh trong phòng thi dùng thiết tai nghe kết nối với bên ngoài để gian lận thi cử. Công nghệ chống gian lận thi cử này sẽ được áp dụng tại các hội đồng thi ở thành phố Lạc Dương trong kỳ thi đại học diễn ra vào tháng 6.

UAV có thể phát hiện chính xác địa điểm phát ra tín hiệu vô tuyến và báo cáo cho các giám thị biết học sinh đang dùng thiết bị điện tử để gian lận. UAV có thể bay suốt trong vòng 90 phút và sử dụng camera để theo dõi các hội đồng thi.

Máy đo sóng di động ở bên ngoài phòng thi tại Trung Quốc

Ngoài ra, trong động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, những thí sinh gian lận sẽ bị cấm thi trong nhiều năm, trong khi người thi hộ hoặc sử dụng dịch vụ thi hộ có thể đối mặt với 7 năm tù giam.
 

Ấn Độ cấm mang giày, tất vào phòng thi

Là một trong những quốc gia mà tình trạng thi cử gian lận, Ấn Độ cũng phải tìm đủ mọi “kế” để ngăn chặn tình trạng này. Các nhà chức trách ở bang Bihar, phía đông Ấn Độ đã yêu cầu học sinh không mang giày hoặc tất vào phòng thi để tránh gian lận.

Quy tắc này có hiệu lực vào ngày 21/2 khi khoảng 1,8 triệu trẻ em 15 tuổi sẽ tham gia kỳ thi cuối khóa vào lớp 10. Vào năm 2016, bang Bihar đã công bố các biện pháp như phạt tiền và tù giam để ngăn chặn gian lận trong các kỳ thi của trường.

Các quan chức cho rằng, biện pháp này là để ngăn chặn các học sinh giấu “phao” vào giầy hoặc tất mang vào phòng thi. Bihar từ lâu đã nổi tiếng với tình trạng gian lận thi cử. Một bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy, các phụ huynh đã trèo lên một tòa nhà 5 tầng để ném đáp án vào cho thí sinh, khiến dư luận bàng hoàng. Trong năm 2013, hơn 1.600 sinh viên đã bị trục xuất vì gian lận ở trường. Và 100 cha mẹ cũng bị giam giữ để giúp con cái họ ăn gian trong các kỳ thi. Sau khi áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn, vào năm 2016, tỷ lệ thi đỗ của Bihar đã giảm từ hơn 70% trong năm 2014 và 2015 xuống còn 50%.
 

Algeria cắt Internet trên toàn quốc

Tại Algeria, một biện pháp mạnh tay hơn được đưa ra: cắt toàn bộ mạng Internet trên cả nước.

Theo đó, vào thời điểm kỳ thi diễn ra, việc truy cập Internet sẽ bị cấm trên toàn quốc ít nhất một giờ mỗi ngày. Ngoài ra, “tất cả các thiết bị thông minh có thể truy cập internet” đã bị đưa ra khỏi hơn 2.000 trung tâm kiểm tra của quốc gia.

Việc cắt dịch vụ kỹ thuật số nhằm tránh lặp lại vụ bê bối gian lận thi cử những năm gần đây. Trong năm 2016, một số câu hỏi kỳ thi trung học đã được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội trước hoặc chỉ sau khi kỳ thi diễn ra vài phút.

Các quan chức giáo dục Algeria cũng yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn các trang mạng xã hội như Facebook trong khi diễn ra kỳ thi hồi năm 2015 nhưng một số câu hỏi vẫn được tuần ra ngoài qua các nền tảng trực tuyến khác.

Thực tế, Algeria không phải quốc gia đầu tiên thực hiện các biện pháp cực đoan để chống gian lận thi cử. Tình trạng gian lận phổ biến và tinh vi hơn trong những năm gần đây khiến Ấn Độ, Ethiopia, Iraq và Uzbekistan cũng đã cắt Internet để ngăn chặn việc rò rì đề thi.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.