| Hotline: 0983.970.780

An toàn hồ đập đặt lên hàng đầu trong mùa mưa lũ

Thứ Năm 29/03/2018 , 08:40 (GMT+7)

Báo cáo đánh giá của các địa phương sau bão số 12 năm 2017, hiện cả nước còn 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp hoặc thiếu khả năng xả lũ.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị “Quản lý an toàn đập và hồ chứa thủy lợi” do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Hà Nội vừa qua, các đại biểu cho rằng, trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu kèm theo mưa, lũ cực đoan có thể gây mất an toàn đập và hồ chứa thủy lợi ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, ngoài những giải pháp công trình về tu bổ, nâng cấp các hồ chứa xuống cấp, cần nâng cao năng lực dự báo, chủ động các kịch bản và có phương án chủ động trong ứng phó với thiên tai.

Cả nước hiện có 6.648 hồ chứa thủy lợi, phân bố tại 45 trên 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 702 hồ chứa lớn và 5.946 hồ chứa nhỏ… Đập của hồ chứa thủy lợi hầu hết là đập đất, trải qua thời gian 40 - 50 năm khai thác, nhiều công trình bị hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Các hình thái xuống cấp của các hồ chứa thủy lợi chủ yếu là thấm thân đập, nứt tràn xả lũ, hư hỏng cống lấy nước, xói lở…

Nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tại hội nghị cho thấy, mùa mưa bão năm 2018 tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên biển Đông sẽ xuất hiện từ 12 đến 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó từ 5 đến 6 cơn bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Đáng lưu ý là xuất hiện nhiều đợt mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn. Đây là nhân tố nguy hiểm cho các hồ chứa thủy lợi, nhất là các hồ chứa đang trong tình trạng hư hỏng và mất an toàn.

Đảm bảo an toàn đập và các hồ chứa thủy lợi khi mùa mưa bão đang đến gần, các đại biểu cho rằng, về giải pháp công trình cần ưu tiên sửa chữa công trình đầu mối, nâng cao khả năng chống lũ của 1150 hồ chứa đang xuống cấp nghiêm trọng...

Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) từng xảy ra sự cố, gây nguy cơ mất an toàn

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhấn mạnh: Các địa phương phải khẩn trương xây dựng kế hoạch và phương án đảm bảo an toàn hồ chứa. Trong đó, chú trọng đến vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ du; thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa... Mùa mưa bão đang đến rất gần, chúng ta không thể nâng cấp các hồ chứa trong một sớm một chiều. Vấn đề an toàn đập phải được đặt ra cả trong ngắn hạn và dài hạn. Về giải pháp kỹ thuật phải nâng cao năng lực dự báo mưa, đánh giá khả năng lũ đến các hồ chứa, chủ động xây dựng các kịch bản.

Đối với những hồ đập bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao thì thực hiện phương châm không tích nước, thậm chí phải phá đập tràn để bảo vệ công trình...

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Bình luận mới nhất