| Hotline: 0983.970.780

"Anh chị"

Thứ Hai 20/10/2014 , 10:15 (GMT+7)

Đường đường là Giám đốc Thư viện Quốc gia, người ngồi giữ cửa núi chữ to nhất nước Việt Nam lại cư xử như bậc “anh chị”. Mà nghĩa của từ "anh chị" trong hoàn cảnh này thì hẳn bạn đọc đã rõ.

Chương trình Chuyển động 24h của VTV1 lúc 11h15 phút ngày 16/10 phát chuyên mục “Cuốn từ điển cẩu thả được học sinh tiểu học sử dụng”. Trong đó, biên tập viên có nhắc đến cuốn sách từ điển "Tiếng Việt dành cho học sinh”, tác giả Vũ Chất, mang logo của NXB Trẻ có mặt tại Thư viện Quốc gia.

PV đặt vấn đề: Một cuốn sách để có mặt được trong Thư viện Quốc gia bắt buộc phải có hồ sơ lưu chiểu. Câu hỏi được VTV đặt ra, nếu có hồ sơ lưu chiểu thì NXB Trẻ phải chịu trách nhiệm. Còn nếu cuốn sách trôi nổi ngoài thị trường vào được Thư viện Quốc gia thì đó lại là một câu chuyện rất lớn khác.

Xin trích đăng cuộc phỏng vấn giữa PV và bà Phan Thị Kim Dung - Giám đốc Thư viện Quốc gia.

- NXB Trẻ nộp lưu chiểu 2 bản đúng không?

- Nộp đấy. Nộp lưu chiểu 2 bản cho mình thì mình mới có chứ. Có dấu lưu chiểu đây. Nhìn thấy dấu lưu chiểu không? Lưu chiểu mã vạch mà.

- 126979 đấy ạ?

- Đúng rồi. Đấy là số lưu chiểu đấy. Hồ sơ lưu chiểu của chị.

- Cái này bây giờ dùng mã vạch soi thì dùng cái gì ạ?

- Có máy soi chứ.

- Ở đây có máy soi không?

- Đương nhiên có, mã vạch chứ em.

- Mã vạch thì em biết.

- Ta quét bằng mã vạch.

- Bởi vì...

- Em khỏi hỏi, chị mời em ra khỏi nơi này. Bởi vì khẳng định luôn sách ở trong Thư viện Quốc gia có mã vạch là của lưu chiểu. Còn nếu em hỏi chị thì để công an vào đây hỏi chị. Đưa lại cho chị quyển này và mời em ra khỏi Thư viện Quốc gia.

Miệng nói tay làm, bà Phan Thị Kim Dung đứng dậy mở cửa xua phóng viên ra ngoài.

Cả hai bên, người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn đều là “phương diện quốc gia” cả. Một bên Đài truyền hình Quốc gia, một bên Thư viện Quốc gia. Có điều, hành động “mời” PV Đài truyền hình Việt Nam ra ngoài như của bà Phan Thị Kim Dung thể hiện một sự thiếu tế nhị. Quanh co là co quanh. Khán giả cả trong nước và nước ngoài nhìn vào, họ không đánh giá cá nhân một con người, mà đánh giá bộ mặt của cả một đất nước!

Đường đường là Giám đốc Thư viện Quốc gia, người ngồi giữ cửa núi chữ to nhất nước Việt Nam lại cư xử như bậc “anh chị”. Mà nghĩa của từ "anh chị" trong hoàn cảnh này thì hẳn bạn đọc đã rõ.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm