| Hotline: 0983.970.780

Áp lực chờ tân hoa hậu

Thứ Hai 08/12/2014 , 08:41 (GMT+7)

Sau khi ngôi Hoa hậu Việt Nam 2014 được trao cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên, ngay lập tức làn sóng dư luận tranh cãi về việc nhan sắc này có xứng đáng hay không.

Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô gái 18 tuổi, đến từ Nam Định, đã xuất sắc vượt qua 37 thí sinh trong đêm chung kết xếp hạng diễn ra tại Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc (Kiên Giang) tối ngày 6/12, để đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2014. Á hậu 1 là Nguyễn Trần Huyền My và Nguyễn Lâm Diễm Trang giành giải Á hậu 2.

Sinh viên Đại học Ngoại thương

Ngay sau khi đăng quang, tân Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Ban tổ chức đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với báo giới.

Tân Hoa hậu Việt Nam chân thành chia sẻ: “Sau khi đỗ vào Đại học Ngoại thương, tôi mới lên kế hoạch để tham gia cuộc thi. Do tôi chưa từng trình diễn trước đám đông nên tôi phải chuẩn bị mọi kỹ năng. Thời gian chỉ có vỏn vẹn 3 tháng. Sau cuộc thi, tôi sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện mình hơn, nhằm xứng đáng với danh hiệu Hoa hậu”.

Nguyễn Cao Kỳ Duyên cho biết thêm, sau cuộc thi việc làm đầu tiên là sẽ trở về quê hương Nam Định, nơi có rất nhiều người ủng hộ cô đến với cuộc thi nhan sắc này, để cảm ơn họ. Sau đó sẽ tham gia các hoạt động từ thiện.

Tranh cãi

Sau khi ngôi Hoa hậu Việt Nam 2014 được trao cho Nguyễn Cao Kỳ Duyên, ngay lập tức làn sóng dư luận tranh cãi về việc nhan sắc này có xứng đáng hay không diễn ra trên các diễn đàn, báo mạng, và các mạng xã hội.

Những hình ảnh từ hồi học trung học phổ thông, những khoảnh khắc của Kỳ Duyên đi chơi cùng bạn bè, và cả khi cô đứng trên sân khấu đều được đem ra mổ xẻ và so sánh với nhiều thí sinh khác. Nhiều người còn dựa vào việc trùng tên của cô với MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên ở hải ngoại để trêu đùa.

Sau cuộc thi, Kỳ Duyên chia sẻ, trước đó, cô đã ý thức được rằng, ai lên ngôi Hoa hậu rồi cũng sẽ nhận được làn sóng trái chiều khác nhau. Nếu không bị “soi” ở nhan sắc, thì cũng ở vấn đề khác. Đó là điều bình thường, tất yếu và trong những ngày tới, cô sẽ sẵn sàng đón nhận nó.

Điểm lại lịch sử các cuộc thi Hoa hậu, đúng là khi một Hoa hậu lên ngôi, thì việc đầu tiên dư luận sẽ phán xét, đó là nhan sắc. Bởi lẽ, Hoa hậu là phải đẹp, nhưng cái đẹp cũng chẳng có quy chuẩn chung, mỗi người một phách nên mới có chuyện diễn ra những cuộc tranh cãi dai dẳng giữa những người yêu mến cái đẹp.

Nhiều “cuộc chiến” đã diễn ra giữa những người cho rằng người này xứng hơn người kia là: Nguyễn Thị Huyền và Trịnh Chân Trân (2004); Mai Phương Thúy và Lưu Bảo Anh (2006); Thùy Dung và Thụy Vân (2008); Đặng Thu Thảo và Tú Anh (2012), và tối 6/12 vừa qua, là Kỳ Duyên và Á hậu 1 Huyền My.

Tiếp theo, dĩ nhiên là học vấn, bởi xưa nay, định kiến “chân dài óc ngắn” hay “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn là thứ mà dư luận hay đưa ra “cân đo” Hoa hậu. Thế mới có scandal ầm ĩ của Thùy Dung về việc đã tốt nghiệp cấp 3 hay chưa; Đặng Thu Thảo học đại học hay cao đẳng.

Việc Kỳ Duyên từng theo học THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) và nay là Đại học Ngoại thương có lẽ là những thứ giúp cô thoát được sự phán xét này.

Ban giám khảo là những người theo sát thí sinh nhất, họ đã chấm các người đẹp từ những vòng thi phụ, “cân đo” thần thái của thí sinh từ nhiều sự kiện. Khi chọn ra Kỳ Duyên, họ đã tính toán, cân nhắc từ nhiều tiêu chí khác nhau.

Có thể Kỳ Duyên chưa đáp ứng được điều kiện này, nhưng lại trội hơn ở nhiều khía cạnh khác. Từ khi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, và cả trên thế giới được diễn ra, có khi nào đã ngừng tranh cãi?

“Cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam - ông Dương Kỳ Anh từng cho rằng: “Hoa hậu mà không đối diện áp lực, thì như vàng chưa thử lửa”.

Ngôi vị đã có chủ, chắc chắn Kỳ Duyên sẽ còn đối mặt với nhiều áp lực khác phía trước, và con đường Hoa hậu với cô chỉ mới bắt đầu. Cô còn cả một quãng đường dài hoạt động thiện nguyện phía trước để hoàn thiện bản thân và tỏa sáng. Đó cũng là con đường cô chinh phục khán giả, chứ không chỉ đơn giản là đội vương miện lên đầu.

Cân nhắc khả năng phát triển

Ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi, cho biết: Tôi thấy Nguyễn Cao Kỳ Duyên là một cô gái rất đẹp, đặc biệt là mặt hình thể, vóc dáng. Kỳ Duyên có một vẻ đẹp mạnh mẽ và trên sân khấu thi, ở cô toát lên vẻ kiêu hãnh, sang trọng.

Là Trưởng ban tổ chức, tôi nghiên cứu kỹ hồ sơ thí sinh và thấy Kỳ Duyên rất nghiêm túc trong học tập và học giỏi, phổ thông là học sinh chuyên Pháp của trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Qua quá trình thi, tôi cảm nhận Duyên là một cô gái rất thân thiện, cởi mở và dễ mến.

Việc một người thích vẻ đẹp của cô gái này hơn cô gái kia còn người khác thì ngược lại là chuyện bình thường. Kết quả chấm thi Hoa hậu Việt Nam 2014 là cả một quá trình dài xuyên suốt từ các vòng sơ khảo, chung khảo cho đến chung kết của một Ban Giám khảo duy nhất. 

Họ đã có điều kiện tiếp cận thí sinh, dõi theo họ, biết rõ những ưu điểm và nhược điểm của ngoại hình, tính cách, học thức, phông văn hóa của từng thí sinh. Họ cũng cân nhắc khả năng phát triển của thí sinh.

 

Xem thêm
Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' mừng đại lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM Vở xiếc 'Ầu Ơ - Thanh âm đầu đời' của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam ra mắt phục vụ khán giả TP Hồ Chí Minh nhân dịp mừng đại lễ 30/4 và 1/5.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm