| Hotline: 0983.970.780

Ba chị em mù lòa nương tựa nhau sống qua ngày

Thứ Sáu 01/07/2016 , 06:35 (GMT+7)

Trong căn nhà nhỏ, 3 chị em ruột mù lòa bao năm qua vẫn phải gồng gánh, đỡ đần nhau để tồn tại qua ngày. Cái đói, cái khổ cùng bệnh tật cứ bám riết khiến cho cuộc sống họ nước mắt luôn trực trào.

Đó là gia cảnh đáng thương của 3 chị em ruột bà Dương Thị Tình (68 tuổi), ông Dương Văn Nam (58 tuổi) và bà Dương Thị Bắc (55 tuổi) trú tại xóm 1, thôn Vụ Đông, xã Hồng Lĩnh, huyện Hưng Hà, Thái Bình.

Bà Tình là chị gái cả, khi thấy khách lạ đến chơi nhà, chầm chậm mò mẫm bước ra sân mở cổng.

Dẫn khách vào nhà, tiếng rên của người đàn bà với nước da xanh nhợt đang nằm yếu ớt trên giường vì bệnh tật hành hạ luôn thật xót xa.

Thấy chúng tôi hỏi thăm, bà Tình cất lời: “Kia là Bắc, em gái của tôi. Ngày nào cũng đau quằn quại như vậy. Hết bệnh đau tim lại chuyển sang đại tràng co thắt. Mỗi ngày phải tiêm 1 - 2 mũi thuốc kháng sinh vào người, nhưng tiền hết rồi thì phải nằm chịu đau đớn”.

Bà Dương Thị Bắc cũng giống như những người anh chị của mình, sinh ra đã bị mù bẩm sinh, mọi công việc đều phải lần mò trong bóng tối. Thời trẻ, bà cùng anh chị của mình đi làm công việc gọt tăm tre do Hội Người mù huyện Hưng Hà sáng lập.

Tuy nhiên, vì bệnh tật khiến hơn 10 năm qua bà không còn đủ sức lao động. Ngày qua ngày, bà luôn phải chịu những cơn đau tim hành hạ đến tím tái cả mặt, rồi đủ thứ bệnh tật khác lưu cữu trong người.

Bà tâm sự với chúng tôi giọng yếu ớt, nghẹn lại ở cổ họng: “Sức khỏe tôi mấy bữa nay cũng yếu hơn nhiều, tim đau liên hồi chú ạ”. Nói xong bà thở yếu hơn trước rồi dồn sức lực gượng dậy, đưa tay lấy ở phía đầu giường ra ít thuốc để uống cầm chừng.

Nhà chỉ có 3 chị em ruột, mồ côi bố mẹ từ nhỏ, lại mang bệnh tật nên cuộc sống càng túng quẫn. Từ năm 2010 đến nay, ông Nam luôn phải nhập viện bởi bệnh hen suyễn, rồi bệnh gan, thể trạng luôn yếu ớt.

Trong nhà, hiện giờ chỉ còn lại bà Tình là còn chút sức lực nên hằng ngày bà Tình vẫn lật đật từng bước chân một để chăm sóc cho những người em cùng chung số phận hẩm hiu như bà, dù căn bệnh đau đầu mãn tính hành hạ.

07-00-26_tuy-mu-lo-benh-tt-nhung-b-tinh-vn-gng-guong-lo-com-nuoc
Trong 3 người, chỉ có bà Tình là còn chút sức lực lo việc nhà

 

Bà Tình tâm sự, những đêm đông rét buốt để chống chọi với cái khắc nghiệt của thời tiết, 3 chị em bà vẫn dắt díu nhau đi xin những mảnh chăn, tấm áo quấn vào người cho chân tay đỡ tê buốt. Nhà có mảnh vườn nhỏ, bà Tình cũng căng lưới nuôi 3 con gà mái đẻ lấy trứng, thỉnh thoảng cải thiện được bữa ăn. Bữa ăn hằng ngày của 3 chị em vẫn là nước mắm hay lá su hào hàng xóm mang cho.

“Nhiều hôm nhà hết gạo, hết tiền trợ cấp (360.000 đồng/tháng cho 3 chị em), ba chị em tôi đói quá không có gì vào bụng. Bà con lối xóm thương tình cho vay một ít, nhưng đến giờ vẫn chưa có mà trả, chưa nói đến số nợ ngân hàng 5 triệu đồng trả lãi hằng tháng”.

Ông Trần Quyết Thắng, nguyên Chủ tịch Hội Người mù huyện Hưng Hà, cho biết: “Hoàn cảnh 3 chị em bà Tình rất thương tâm, thuộc diện đặc biệt nhất trong chi hội. Những năm trước, chính quyền xã phối hợp với  các ban ngành trong huyện đã cùng nhau giúp đỡ trao tặng căn nhà tình nghĩa để cuộc sống họ không còn cảnh mưa nắng tới đầu nữa.

Đồng thời chúng tôi mong sao qua báo chí đưa tin sẽ có nhiều tổ chức cá nhân, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm biết đến cùng chung tay giúp đỡ họ có điều kiện trị bệnh, kéo dài thêm sự sống, bớt nhọc nhằn ở tuổi xế chiều”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về  bà Dương Thị Tình xóm 1, thôn Vụ Đông, xã Hồng Lĩnh, huyện Hưng Hà, Thái Bình; hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm