| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang quyết làm vải hữu cơ

Thứ Năm 14/07/2022 , 18:09 (GMT+7)

Bắc Giang đã có đề án triển khai xây dựng một số mô hình vải đạt chuẩn hữu cơ, được cấp chứng nhận và tiến tới nhân rộng trong những năm tới.

Doanh nghiệp hỗ trợ tích cực

Tỉnh Bắc Giang được biết đến là vựa vải lớn nhất cả nước với diện tích trồng trên 28.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay diện tích vải được cấp chứng nhận GlobalGAP của tỉnh còn rất thấp. Bắc Giang chưa có một diện tích nào chính thức được cấp chứng nhận hữu cơ đạt chuẩn.

Trước thực trạng này, cuối năm 2021, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng đề án hỗ trợ phát triển cây ăn quả bền vững giai đoạn 2021 - 2025, hướng tới đạt chứng nhận GlobalGAP và hữu cơ bền vững.

Hiện nay, Bắc Giang đã giao các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp với các HTX, hộ sản xuất, nhà khoa học, doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm, từ đó nhân rộng diện tích vải đạt chuẩn và được cấp chứng nhận GlobalGAP, hữu cơ. Ảnh: TL.

Hiện nay, Bắc Giang đã giao các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp với các HTX, hộ sản xuất, nhà khoa học, doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm, từ đó nhân rộng diện tích vải đạt chuẩn và được cấp chứng nhận GlobalGAP, hữu cơ. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang đã giao cho cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp với HTX, hộ sản xuất, cơ quan chuyên môn, nhà khoa học, doanh nghiệp xây dựng mô hình điểm, từ đó nhân rộng diện tích vải đạt chuẩn và được cấp chứng nhận GlobalGAP, hữu cơ.

Bà Nguyễn Thị Duyên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần New AG Technologies Việt Nam hiện đang phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang tổ chức sản xuất mô hình vải hữu cơ đạt chuẩn để cấp chứng nhận chia sẻ: Việc phát triển sản xuất hữu cơ của người dân hiện tại đang gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2020 đến nay, Công ty Cổ phần New AG Technologies Việt Nam đã liên kết với tập đoàn của Mỹ phân phối bộ sản phẩm sản xuất hữu cơ trọn gói (xử lý đất, nước…), tạo công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất của người dân. Trong đó đưa vào mô hình sản xuất vải hữu cơ tại xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên, Bắc Giang).

Với bộ sản phẩm này, là công cụ hữu hiệu để người dân Bắc Giang nói riêng, các địa phương khác nói chung áp dụng vào các mô hình sản xuất hữu cơ.

Theo bà Duyên, trong giai đoạn 2020 - 2025, Công ty đã xây dựng chiến lược đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang trong việc giúp người dân chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ. Công ty sẽ cùng với tỉnh hỗ trợ người dân một phần kinh phí vật tư đầu vào để người dân tiếp cận và chuyển dần hướng sản xuất sang hữu cơ.

Công ty Cổ phần New AG Technologies Việt Nam đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang trong việc khuyến khích người dân sản xuất vải hữu cơ. Ảnh: TL.

Công ty Cổ phần New AG Technologies Việt Nam đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang trong việc khuyến khích người dân sản xuất vải hữu cơ. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, Công ty sẽ bình ổn giá các loại sản phẩm để tạo động lực, khuyến khích người dân chuyển đổi hình thức sản xuất theo hướng năng suất, chất lượng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu.

Nhà khoa học luôn đồng hành

TS Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ: Trong giai đoạn 2016 - 2021, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp rất chặt chẽ với tỉnh Bắc Giang, nhất là Sở NN-PTNT và Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành đánh giá, tuyển chọn được giống vải Phúc Hòa. Đây là giống vải chín sớm, có khả năng rải vụ, được Bộ NN-PTNT công nhận là giống chính thức. Hiện diện tích trồng vải Phúc Hòa đã tăng lên 1.300ha.

Bên cạnh đó, xây dựng được mô hình khuyến nông ứng dụng đồng bộ gói kỹ thuật thâm canh vải theo tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô trình diễn 150 ha; xây dựng mô hình sơ chế, bảo quản cho 150ha vải; kết hợp với doanh nghiệp tiêu thụ 1.000 tấn vải quả; tập huấn cho 900 cán bộ kỹ thuật và người dân...

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang tư liệu hóa và hoàn thiện lại chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn (vải thiều Lục Ngạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam vào năm 2008) xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.

Ngoài sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tỉnh Bắc Giang cũng nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ phía Viện Nghiên cứu Rau quả trong việc ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nghiên cứu, tuyển chọn những giống vải chất lượng... Ảnh: Trung Quân.

Ngoài sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tỉnh Bắc Giang cũng nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ phía Viện Nghiên cứu Rau quả trong việc ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nghiên cứu, tuyển chọn những giống vải chất lượng... Ảnh: Trung Quân.

Năm 2021, Viện Nghiên cứu Rau quả đã hoàn thiện được quy trình sản xuất, thâm canh vải theo tiêu chuẩn GlobalGAP và được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Hiện nay, Viện đã phối hợp với rất nhiều địa phương như huyện Yên Dũng (Bắc Giang), Mộc Châu (Sơn La)… thực hiện các mô hình sản xuất rau và cây ăn quả hữu cơ. Đặc biệt, tại Sơn La viện đã xây dựng 3 mô hình để công nhận hữu cơ cho cây thanh long, nhãn, bơ. Những tiến bộ kỹ thuật này sẽ sớm được áp dụng tại vùng vải tỉnh Bắc Giang.

Đối với các doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Rau quả đã xây dựng kế hoạch hợp tác ứng dụng chế phẩm xử lý đất, phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học để xây dựng các mô hình thâm canh vải thiều theo hướng hữu cơ, tiến tới được công nhận hữu cơ.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.