| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn

Thứ Ba 01/06/2021 , 09:29 (GMT+7)

Những dự án nước sạch tại tỉnh Bắc Kạn đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn những nơi được hưởng lợi, giúp người dân giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Từ năm 2016 đến nay, Bắc Kạn đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ thống cấp nước cũ được 32 công trình, cấp cho 11.992 hộ dân nông thôn. Chương trình nước sạch được thực hiện chủ yếu bằng các nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ và vốn vay Ngân hàng thế giới.

Cơ bản các công trình trong giai đoạn này, sau đầu tư đã thành lập được tổ quản lý, hộ gia đình được cấp đồng hồ đo lưu lượng nước, có đóng tiền sử dụng nước hàng tháng nên có kinh phí duy trì hoạt động.

Để các công trình phát huy hiệu quả, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Kạn đã thường xuyên tổ chức lồng ghép nội dung cấp nước an toàn trong các lớp tập huấn quản lý vận hành hàng năm trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn phát hành tờ rơi, tranh ảnh tuyên truyền về cấp nước an toàn cho UBND các xã, các tổ quản lý công trình cấp nước.

Ông Bế Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Kạn, cho hay, để những công trình nước phát huy được hiệu quả, việc thực hiện các kế hoạch truyền thông là rất quan trọng. Triển khai thực hiện thông qua các hình thức khác nhau, giúp cho người dân và địa phương được hưởng lợi nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng đối với sử dụng tài nguyên nước.

Từ 2016 đến nay, tỉnh Bắc Kạn xây dựng mới được 32 công trình nước sạch. Ảnh: T.N.

Từ 2016 đến nay, tỉnh Bắc Kạn xây dựng mới được 32 công trình nước sạch. Ảnh: T.N.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn, công tác quản lý các công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh sản xuất cung cấp nước sạch tập trung không thực hiện được do những nguyên nhân: đa số công trình cấp nước nông thôn có quy mô cấp nước nhỏ; dân cư phân tán, thực hiện quản lý vận hành khó khăn, lợi nhuận kinh doanh từ cung cấp sản xuất nước sạch thấp, ảnh hưởng lớn đến vận hành và cấp nước an toàn của công trình.

Công trình nước sạch thường xuyên gặp hư hỏng do thiên tai diễn biến phức tạp, nguồn nước cạn kiệt mùa khô ảnh hưởng lớn tới cấp nước cho các công trình cấp nước tập trung nông thôn.

Đa số công trình nước sinh hoạt tập trung nằm tại vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, ý thức bảo vệ và bảo quản công trình chưa cao, vì vậy vẫn để xảy ra tình trạng phá hoại cơ sở vật chất. Một số công trình hiệu quả sử dụng hạn chế, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước so với thiết kế trước khi xây dựng đạt thấp...

Những công trình nước sạch tập trung của giai đoạn mới tái lập tỉnh (năm 1997) đến trước 2010 được bàn giao cho các xã quản lý hầu hết không thành lập tổ quản lý, không thu phí sử dụng, công trình chỉ giao cho cộng đồng quản lý nhanh chóng xuống cấp, không phân giao trách nhiệm về việc quản lý tài sản công cộng. Dẫn tới có nhiều công trình hư hỏng và không phát huy được hiệu quả.

Nước sạch đã giúp cho 45% số hộ đồng dân tộc của tỉnh Bắc Kạn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Ảnh: T.N.

Nước sạch đã giúp cho 45% số hộ đồng dân tộc của tỉnh Bắc Kạn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn. Ảnh: T.N.

Thông tin về kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Kạn Hà Kim Oanh: Mục tiêu của tỉnh cấp nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn đạt và giữ mức tỷ lệ 98% trở lên, nâng tỷ lệ cấp nước đạt quy chuẩn cho các hộ dân nông thôn đạt 55%. Phấn đấu phát triển bền vững nguồn cấp nước, công trình cấp nước và bền vững tỷ lệ cấp nước.

Nhưng để thực hiện được mục tiêu trên là không phải dễ dàng với một địa phương như Bắc Kạn, tỉnh miền núi nghèo nhất cả nước, kinh phí đầu tư xây dựng công trình cấp nước chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, trong khi ngân sách của tỉnh lại hạn chế.

Bắc Kạn thiếu gần 100 tỷ để sửa chữa 63 công trình nước sạch

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có tới 63 công trình nước sạch đầu tư sau giai đoạn tái lập tỉnh năm 1997 bị hư hỏng và không phát huy tác dụng.

Tỉnh Bắc Kạn thiếu gần 100 tỷ để sửa chữa 63 công trình bị hư hỏng. Ảnh: T.N.

Tỉnh Bắc Kạn thiếu gần 100 tỷ để sửa chữa 63 công trình bị hư hỏng. Ảnh: T.N.

Đây là những công trình được đầu tư bằng các nguồn tiền 135, nguồn tài trợ nước ngoài. Cơ bản các công trình không được lắp đặt đồng hồ nước thu tiền sử dụng nên người dùng thiếu ý thức trách nhiệm trong sử dụng và bảo vệ tài sản. Vì vậy khi hư hỏng đã không có kinh phí cho duy trì hoạt động và sửa chữa.

Để sửa chữa, nâng cấp và lắp đặt thêm thiết bị (trong đó có đồng hồ nước để tính phí) để sử dụng lâu dài, bền vững cho nhân dân các vùng được hưởng lợi thì cần tổng kinh phí lên tới gần 100 tỷ đồng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm