| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn mới đổi thay diện mạo vùng biên:

[Bài 1]: Lộc Phú và bước chuyển mình

Thứ Ba 28/02/2023 , 06:00 (GMT+7)

Là một địa phương rất khó khăn, đông đồng bào dân tộc, xã biên giới Lộc Phú (huyện Lộc Ninh, Bình Phước) đang rất nỗ lực chuyển mình cán đích NTM vào cuối năm 2023.

Diện mạo đổi thay

Đến ấp Bù Nồm (xã Lộc Phú) một trong những ấp khóa khăn với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 50%, có thể dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn mới đã thay đổi rõ rệt. Những tuyến đường liên ấp đều được bê tông kiên cố, sạch sẽ, dọc hai bên đường là những cánh đồng lúa xanh tốt trĩu bông, người dân đang tất bật thu hoạch vụ lúa đông xuân trong niềm phấn khởi khi lúa vừa trúng mùa vừa được giá.

Người dân địa phương tất bật thu hoạch lúa. Ảnh: Trần Trung.

Người dân địa phương tất bật thu hoạch lúa. Ảnh: Trần Trung.

Người dân địa phương cho biết, thời gian qua, được nhà nước quan tâm đầu tư các con đường giao thông nông thôn giúp việc vận chuyển vật tư, nông sản dễ dàng. Ngoài ra, nhà nước còn thường xuyên tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp nước cho diện tích đất sản xuất. Từ đó, góp phần tăng năng suất sản lượng lúa. Song song đó, chính quyền còn đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống, từng bước xây dựng thương hiệu cho lúa gạo giúp nâng cao chuỗi giá trị.

DSCN4278

Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất được người dân và chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Ảnh: Trần Trung.

Ông Đặng Đức Hải, Trưởng Ban điều hành ấp Bù Nồm phấn khởi cho biết: “Các công trình thủy lợi được xây dựng trên địa bàn xã đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân, giúp bà con chủ động nguồn nước tưới tiêu. Cây lúa được cung cấp đủ nước trong các giai đoạn sinh trưởng, năng suất đảm bảo; trong mùa mưa lũ công trình thủy lợi cũng phát huy tốt vai trò tiêu úng giảm thiệt hại do thiên tai. Cụ thể, nhờ có nguồn nước ổn định, giúp việc canh tác của nông dân thuận lợi, năng suất lúa đạt từ 47 – 50 tạ/ha, góp phần quan trọng đảm bảo nguồn lương thực, nâng thu nhập bình quân toàn xã lên hơn 40 triệu đồng/người/năm.

DSCN4447

Kênh mương thủy lợi thường xuyên được duy tu, sửa chữa góp phần phát triển nông nghiệp. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lê Văn Sâm - Chủ tịch UBND xã Lộc Phú cho biết thêm, năm 2022 địa phương đã tiến hành xây dựng công trình kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất lúa nước từ nguồn vốn phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiều số miền núi với tổng kinh phí 990 triệu đồng. Thẩm định, xây dựng 13 tuyến đường bê tông xi măng với tổng chiều dài 6 km nâng tuyến đường cứng hóa toàn xã lên 19 km. Để đạt kết quả trên, ngoài sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện, còn có sự đóng góp không nhỏ của nhân dân.

Phát triển nhân rộng mô hình mới

Đặc biệt, điểm nhấn trong việc nâng cao thu nhập của xã Lộc Phú còn thể hiện ở việc phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả kinh tế cao, từng bước đổi thay phương thức, tập quán canh tác.

DSCN4937.00_09_01_17.Still001

Mô hình nông nghiệp mới được ưu tiên phát triển trong đó có cây dược liệu. Ảnh: Trần Trung.

Đơn cử chuỗi liên kết sản phẩm trà thảo dược "7 trong 1" từ sản xuất đến kệ hàng siêu thị của anh Hoàng Mạnh Hùng vừa được UBND tỉnh Bình Phước chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Không chỉ làm giàu cho bản thân, dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, anh Hùng đang đứng ra tập hợp 10 hộ dân trong vùng để thành lập HTX, giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất nâng cao thu nhập.

DSCN4937.00_09_33_06.Still007

Anh Hùng (áo caro) chia sẻ quy trình sản xuất và công dụng trà thảo dược cho các đối tác. Ảnh: Trần Trung.

Anh Hùng chia sẻ, là thế hệ thứ ba của dòng họ đông y Hoàng Hùng gốc ở tỉnh Quảng Bình. Sau khi chọn xã Lộc Phú là quê hương thứ hai để định cư, anh Hùng mang theo nghề bốc thuốc được gần 30 năm. Sống ở mảnh đất mới đang có khá nhiều cây dược liệu thiên nhiên, anh Hùng nuôi tâm nguyện được giúp nhiều người dân hơn từ những bài thuốc gia truyền của dòng họ Hoàng Hùng. Đó cũng là lý do anh cho ra đời bài thuốc đông y Trà dược liệu thiên nhiên "7 trong 1" mang thương hiệu Mạnh Hùng.

 “Nếu chỉ với sức và lực của mình, tôi không thể giúp đỡ tất cả mọi người, thông qua sản phẩm Trà dược liệu thiên nhiên '7 trong 1', tôi mong muốn sẽ kết nối được với nhiều người hơn. Từ đó tiếp thêm động lực để tôi thành lập HTX, làm đầy hơn chữ tâm mà dòng họ Hoàng Hùng đặt ra khi bén duyên với y học cổ truyền” - anh Hùng nói.

DSCN4937.00_09_20_16.Still003

Để cạnh tranh với thị trường, anh Hùng mạnh dạn đầu tư trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Ảnh: Trần Trung.

Ông Trần Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Ninh cho biết, khi biết đến sản phẩm trà thảo dược "7 trong 1" của anh Hùng, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những sản phẩm làm ra để hưởng thụ thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe. Vì lẽ đó, chúng tôi mạnh dạn giúp anh Hùng xây dựng lại bao bì, nhãn mác, làm lại các bước, đăng ký công nhận sản phẩm OCOP.

DSCN4937.00_09_51_04.Still008

Sản phẩm trà thảo dược "7 trong 1" của anh Hùng đạt OCOP 4 sao. Ảnh: Trần Trung.

“Với việc được công nhận OCOP 4 sao đánh dấu bước chuyển sâu sắc trong nhận thức của người làm nông nghiệp hướng đến chế biến sâu, chế biến sạch, xây dựng thương hiệu bền vững. Hy vọng sau thành công từ trà thảo dược thiên nhiên, Lộc Ninh sẽ có thêm nhiều sản phẩm OCOP tiêu biểu, hình thành chuỗi khép kín từ khâu giám sát, quản lý chất lượng, thương hiệu sản phẩm; cách thức quảng bá, tiếp cận khách hàng… để nâng tầm các sản phẩm, thương hiệu Lộc Ninh góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại địa phương”, ông Trần Hùng khẳng định.

Nỗ lực về đích

Xã Lộc Phú được tách ra từ xã Lộc Quang vào năm 2008, với cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ đồng bào dân tộc cao, đời sống nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Xác định chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao đời sống kinh tế, thay đổi diện mạo nông thôn, vì thế, toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong xã Lộc Phú đang dồn sức hoàn thành các tiêu chí cuối cùng bảo đảm đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023, chung tay đưa huyện biên giới Lộc Ninh cán đích huyện NTM.

DSCN4400

Ngoài trà thảo dược, mô hình nông nghiệp công nghệ cao được nhiều người dân địa phương quan tâm đầu tư phát triển, nhân rộng. Ảnh: Trần Trung.

Ông Lê Văn Sâm - Chủ tịch UBND xã Lộc Phú cho biết, là xã được chọn về đích cuối cùng của huyện, Lộc Phú có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Hiện xã đã đạt 16/19 tiêu chí, 3 tiêu chí tuy chưa đạt gồm giao thông, môi trường, trường học nhưng khối lượng công trình đã thực hiện được trên 80%.

“Do xuất phát điểm thấp, trong các tiêu chí đã và đang thực hiện, tiêu chí khó nhất là thu nhập và cơ sở vật chất hạ tầng. Tuy nhiên, với sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cùng những giải pháp cụ thể cho từng tiêu chí, xã từng bước hoàn thành các mục tiêu đề ra”, ông Sâm nhấn mạnh.

DSCN4511

Chăn nuôi tập trung cũng đang góp phần tăng thu nhập, giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.

Theo đó, với 70% sống dựa vào nông nghiệp, nhận thấy đẩy mạnh phát triển nông nghiệp không chỉ giúp bà con nâng cao thu nhập, khi kinh tế được nâng lên bà con sẵn sàng chung sức đóng góp vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Địa phương đã đẩy mạnh nâng cấp sửa chữa các công trình thủy lợi, tích cực vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Duy trì nâng cao hoạt động HTX trồng lúa nước, HTX dịch vụ nông nghiệp, câu lạc bộ tiêu sạch, phát triển sản phẩm nông sản sạch gắn với OCOP.

DSCN4522

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Lộc Phú nổ lực cán đích NTM theo đúng kế hoạch. Ảnh: Trần Trung.

“Hiện toàn xã có 3 HTX hoạt động hiệu lực hiệu quả, 817 hộ nuôi dê với tổng đàn hơn 34 ngàn con, 3 trang trại gà, 1 trang trại heo… sản xuất theo hướng hiện đại, đáp ứng thị trường, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân. Lúc mới bắt tay vào xây dựng NTM, thu nhập bình quân người dân của xã chưa tới 15 triệu đồng/người/năm thì nay trên 40 triệu đồng/người/năm. Toàn xã còn 68 hộ nghèo chiếm 3,82%, giảm 57 hộ so với năm 2022”, ông Lê Văn Sâm nói.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.