| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nông thôn mới gắn phát triển du lịch: [Bài 2] Tích hợp đa giá trị

Thứ Tư 09/11/2022 , 15:52 (GMT+7)

Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn và phát triển bền vững.

Nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn

Giai đoạn 2021-2025,Ninh Thuận tập trung phát triển du lịch nông thôn, đây là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới.

Khách du lịch thích thú tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm với các chú cừu chỉ có ở Ninh Thuận. Ảnh: Q.N.

Khách du lịch thích thú tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm với các chú cừu chỉ có ở Ninh Thuận. Ảnh: Q.N.

Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, chia sẻ: “Chúng tôi thực hiện Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp; làng nghề, làng có nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đó cũng là giải pháp nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững”.

Bám vào mục tiêu nói trên, trong giai đoạn 2021-2025, Ninh Thuận sẽ tập trung phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững, đa giá trị;  phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp đặc trưng vùng miền gắn với chuyển đổi số và đổi mới, sáng tạo.

Trong đó, Ninh Thuận chú trọng phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng; thúc đẩy sự tham gia tích cực và chủ động của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế vào phát triển du lịch nông thôn thông qua các hình thức liên kết chuỗi giá trị.

Đến năm 2025, Ninh Thuận sẽ chuẩn hoá các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; mỗi huyện phấn đấu có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Ninh Thuận đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trìnhchuyển đổi số; ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số. Phấn đấu 100% điểm du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá; 50% điểm du lịch nông thôn ứng dụng các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

Ninh Thuận đang hướng đến xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù. Ảnh; Q.N.

Ninh Thuận đang hướng đến xây dựng các mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù. Ảnh; Q.N.

“Ninh Thuận sẽ hướng đến xây dựng 3 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù tại các huyện Ninh Hải, Ninh Sơn và Bác Ái. Ít nhất có 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 1 nhân viên thành thạo ngoại ngữ. Chúng tôi cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn tỉnh”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, cho hay.

Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn

Để đạt mục tiêu trên, trong thời gian tới Ninh Thuận sẽ tập trung xây dựng các điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm đạt chất lượng phục vụ khách du lịch. Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động và quản lý các điểm đến; trong đó chú trọng quản lý khách du lịch, quản lý lưu trú, quản lý kinh doanh du lịch; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường du lịch nông thôn...

Ninh Thuận sẽ đặc biệt quan tâm xây dựng và phát triển hạ tầng dịch vụ  như: Điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản nông thôn, ăn uống, giải khát, vệ sinh… dọc theo các tuyến đường giao thông gắn với các điểm du lịch với khoảng cách hợp lý.

Tham quan, trải nghiệm vườn nho là tour không thể thiếu đối với du khách khi đi du lịch Ninh Thuận. Ảnh: Quốc Nhât.

Tham quan, trải nghiệm vườn nho là tour không thể thiếu đối với du khách khi đi du lịch Ninh Thuận. Ảnh: Quốc Nhât.

“Sản phẩm du lịch phải chất lượng, đa dạng; đặc biệt là phải khác biệt, mang bản sắc riêng biệt, đặc trưng vùng miền; có tính trải nghiệm và giá trị gia tăng cao theo định hướng của thị trường, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng du khách. Chúng tôi đồng thời bảo tồn, phục dựng và phát triển các làng nghề, ẩm thực, trang phục truyền thống và hoạt động nông nghiệp, loại hình biểu diễn văn hóa, thể thao; bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa, di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng; nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở lưu trú và các công trình dịch vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế tác động đến môi trường”, ông Đặng Kim Cương chia sẻ.

Cũng theo ông Đặng Kim Cương, trong thời gian tới, Ninh Thuận sẽ tăng cường nghiên cứu, xây dựng các công cụ, phương thức, nội dung xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn phù hợp với các loại hình du lịch và các đối tượng du khách. Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện cho xúc tiến quảng bá các điểm du lịch nông thôn, sản phẩm du lịch nông thôn, tiếp cận các thị trường du lịch, kết nối với khách hàng mục tiêu.

Tăng cường liên kết hoạt động kinh doanh du lịch giữa các xã, huyện nông thôn mới có tiềm năng phát triển du lịch với các công ty lữ hành để chào bán các sản phẩm du lịch nông thôn cho khách du lịch nội địa và quốc tế.

“Để đạt được mục tiêu nói trên, Ninh Thuận sẽ tập trung huy động các nguồn lực xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức hợp tác quốc tế, nguồn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức hợp tác nông nghiệp, nguồn đóng góp công lao động và tài chính của cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác cho phát triển du lịch nông thôn. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách Nhà nước cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch tại khu vực nông thôn phù hợp với định hướng thị trường.

Chúng tôi sẽ đặc biệt khuyến khích các sáng kiến, ý tưởng; các dự án, mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch nông thôn; các giải pháp kết nối thị trường, marketing hiệu quả cho du lịch nông thôn”, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận chia sẻ.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.