| Hotline: 0983.970.780

Bài 'Tiến quân ca' được in báo lần đầu tiên

Thứ Hai 18/07/2016 , 08:21 (GMT+7)

Cụ Phí Văn Bái (1914 - 2014), Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, chuyên viên bậc 5 Bộ Thủy lợi (nay là Bộ NN&PTNT) người đưa Văn Cao bí mật đi kẻ nhạc “Tiến quân ca” in trên Báo Độc Lập số 1 tháng 11/1944, kể lại.  

Ngày 15/7/2016, tại Toà nhà Quốc hội, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã trao bản hiến tặng ca khúc “Tiến quân ca” tức Quốc ca cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp nhận di sản quý giá của nhạc sĩ Văn Cao.

Nhân dịp này, Báo NNVN xin giới thiệu những tư liệu xung quanh sự ra đời của ca khúc được chọn làm Quốc ca hơn 70 năm qua.

Cụ Phí Văn Bái (1914 - 2014), Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, chuyên viên bậc 5 Bộ Thủy lợi (nay là Bộ NN&PTNT) người đưa Văn Cao bí mật đi kẻ nhạc “Tiến quân ca” in trên Báo Độc Lập số 1 tháng 11/1944, kể lại.  

Một chiều mùa thu cuối năm 1944, vào nghĩa trang Hợp Thiện ở ngoại ô Hà Nội tôi đã thấy đồng chí Vũ Quý - quyền Bí thư Ban Cán sự Hà Nội - với đồng chí Nguyễn Thế Cát, trước cùng ở tổ Thanh niên cứu quốc với tôi. Hai người đang ở trong nghĩa trang, lúc ấy chỉ còn ít công nhân nghĩa trang làm việc.

Sau khi thắp bó hương trên một ngôi mộ không quen biết, ba chúng tôi ngồi bên nhau. Đồng chí Vũ Quý lấy ở túi ra bản in nháp bài “Tiến quân ca” để trên cỏ cho chúng tôi đọc, rồi nói:

Bản in thử bài “Tiến quân ca”, có nhiều nốt nhạc sai, có chỗ nhạc và lời không ăn khớp nhau. Ngừng một lát đồng chí nói tiếp: Không trách người thợ in vốn không biết nhạc. Cũng không thể để người thợ này viết lại.

Bản nhạc in trên tờ báo, phải viết đúng. Chỉ có cách đưa chính tác giả đến nhà in, cùng với đồng chí thợ in, hai người cộng tác viết lại. Nhưng đưa tác giả đến nhà in lại vi phạm nguyên tắc bí mật, vì tuyệt đối không ai được biết địa điểm in báo.

Đồng chí Vũ Quý nhìn đồng chí Nguyễn Thế Cát, người phụ trách nhà in bí mật, quyết định: “Đồng chí Nguyễn Thế Cát phải tìm một địa điểm mới, để tác giả đến. Làm việc xong, tác giả ra về cùng không được biết địa điểm”.

Đồng chí Nguyễn Thế Cát đề nghị từ 7 đến 10 ngày để chuẩn bị, dù đã có địa điểm dự phòng. Sau khi biết địa điểm nhà in mới, đồng chí Vũ Quý giao cho tôi - Phí Văn Bái - kế hoạch đón Văn Cao đưa đến nhà in mà chính tôi và Văn Cao cũng không được biết.

Gần tối, tôi mặc âu phục, tay xách chiếc cặp đen làm ám hiệu, đứng gần cột đồng hồ, chỗ chân cầu Chương Dương hiện nay. Đúng giờ hẹn, một thanh niên mặc quần áo hướng đạo đến gần tôi hỏi: “Thưa ông! Đến Ô Quan Chưởng đi lối nào?”.

Tôi hơi ngỡ ngàng. Người mặc trang phục hướng đạo và câu hỏi đúng là mật hiệu. Tôi tưởng là tôi đón một nhạc sĩ đứng tuổi, có cuộc sống từng trải mới sáng tác được “Tiến quân ca”, một bài hát hào hùng mà đồng chí Vũ Quý đã hát cho tôi nghe. Bây giờ trước mặt tôi là một học sinh nhỏ nhắn (vì lúc ấy Văn Cao mới 21 tuổi). Tôi nói đủ cho Văn Cao nghe: “Anh đi theo tôi”.

Hai chúng tôi đi về phía rạp hát tuồng Quảng Lạc, có nhiều cửa hàng ăn tối. Tôi nói với Văn Cao: “Đêm hôm nay, chúng mình phải thức khuya, đi ăn bát phở cho chắc dạ”.

Ăn xong, tôi gọi chiếc xe kéo - lúc đó chưa có xe xích lô - đưa hai chúng tôi ra bờ sông Hồng. Một chiếc thuyền con tôi thuê từ trước đã cắm sát bờ. Tôi và người lái thuyền phải dìu Văn Cao xuống thuyền. Có chỗ nằm, Văn Cao ngủ luôn. Tôi yên tâm đúng là người tôi đi đón.

Thuyền xuôi phía nam sông Hồng đã khá lâu, tôi xem đồng hồ đã 10 giờ đêm. Tôi lấy tờ giấy bóng đỏ quấn xung quanh chiếc bóng đèn chai để cạnh thuyền phía bờ trái làm tín hiệu. Khoảng nửa giờ sau, trên bờ có ánh đèn pin nháy 3 lần. Thuyền ghé vào bờ. Tôi đánh thức Văn Cao dậy.

Người cầm đèn pin đi lại phía chúng tôi, tôi nói khẽ với Văn Cao: “Anh đi theo đồng chí này”. Rồi tôi cũng nói nhỏ với hai người: “Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Sau đó tôi xuống thuyền trở ngược về Hà Nội.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945, gặp tôi, Văn Cao cho biết: Đêm hôm ấy, người dẫn đường đưa cho anh một cái đó - dụng cụ bắt cá - hai người đi ven bờ sông như đi bắt cá, qua nhiều ruộng ngô, rồi vào một nhà nào đó.

Anh thợ in đã ngồi chờ ở cổng, đưa Văn Cao vào một buồng riêng, căn buồng này được chủ nhà khóa kín. Văn Cao và người thợ in ăn và làm việc trong phạm vi cái buồng nhỏ. Cả nhà đi làm đồng suốt ngày, cửa ngoài cũng khóa.

Sau khi chép xong bài hát “Tiến quân ca”, Văn Cao giúp người thợ in báo và in riêng nhiều bản nhạc “Tiến quân ca”.

15-29-57_vn-co-quoc-c
Bút tích Văn Cao viết về việc in “Tiến quân ca” (Tư liệu KMS)

 

Hôm chia tay, nửa đêm người liên lạc dẫn Văn Cao qua cánh đồng ngô. Hai chiếc thuyền đã đợi sẵn. Văn Cao xuống thuyền về Hà Nội, còn người thợ in với đồ nghề xuống thuyền đi đâu không rõ.

Mười một năm sau (năm 1955), đồng chí Nguyễn Thế Cát, người phụ trách nhà in bí mật - sau Cách mạng Tháng Tám làm quản lý Báo Độc Lập - đã về làng Bát Tràng, vào nhà cơ sở cách mạng, nơi làm nhà in bí mật lấy hòn đá in “Tiến quân ca” ở dưới ao đem về tặng Viện Bảo tàng Cách mạng.

Đồng chí công nhân nhà in hướng dẫn Văn Cao viết chữ in là Nguyễn Văn Hàm (tức Lang). Người đón Văn Cao ở thuyền là đồng chí Lê Quý Giả.

“Bài “Tiến quân ca” sáng tác trong những ngày đất nước đang sục sôi khởi nghĩa, giành độc lập và được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là Quốc ca của Việt Nam. Đây là vinh dự, tự hào mà chưa một tác phẩm âm nhạc nào có được.

Hơn 70 năm qua, ca khúc đã khẳng định sức sống mãnh liệt, gắn liền với sự kiện trọng đại của dân tộc, trở thành bài ca của cả dân tộc.

Quốc ca như biểu tượng thiêng liêng về Tổ quốc Việt Nam và tiếp tục vang mãi như lời hiệu triệu non sông. Bài ca đã và sẽ mãi mãi là tài sản vô giá của nhân dân Việt Nam” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm