| Hotline: 0983.970.780

Bàn giải pháp khắc phục ngành thủy sản ở Khánh Hòa

Thứ Năm 09/11/2017 , 09:15 (GMT+7)

Bão số 12 đổ bộ vào Khánh Hòa đã làm ngành thủy sản thiệt hại nặng nề, hàng trăm tỷ đồng trôi theo bọt nước.

Sáng 8/11, đoàn công tác Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã làm việc với Sở NN-PTNT Khánh Hòa nắm bắt tình hình và bàn giải pháp khôi phục lại sản xuất.

11-20-07_1
Ngành thủy sản Khánh Hòa thiệt hại nặng nề

Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT Khánh Hòa cảm thán: Bão đổ bộ vào gây thiệt hại cho tỉnh Khánh Hòa với trên 7.000 tỷ, trong đó ngành thủy sản thiệt hại 585 tỷ đồng.

Thiệt hại nặng nhất phải kể đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với hơn 24.000 ô lồng nuôi thủy sản các loại bị bão đánh chìm, ước thiệt hại ban đầu khoảng 330 tỷ đồng và 1.020ha ao đìa nuôi bị hư hỏng thiệt hại khoảng 183 tỷ đồng.

Về tàu thuyền có đến 1.208 chiếc bị sóng đánh chìm, chủ yếu tàu dưới 90CV, ước thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết thêm, sau khi bão vừa tan ngành thủy sản Khánh Hòa đã nhanh chóng triển khai những giải pháp ban đầu khắc phục hậu quả. Theo đó, đối với tàu thuyền bị chìm Chi cục đã huy động toàn bộ các tàu kiểm ngư, tuần tra phối hợp với các chủ tàu cá trục vớt. Còn với nuôi trồng thủy sản Chi cục chỉ đạo các trạm bám cơ sở cùng dân khắc phục hậu quả, nắm bắt và cập nhập số liệu.

Về giải pháp giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục lại sản xuất, ông Chánh kiến nghị: Thứ nhất nên hỗ trợ người dân thiệt hại theo chính sách nhà nước, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp giúp đỡ. Thứ 2, để người dân tái sản xuất nhà nước cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay ưu đãi lãi suất thấp. Bởi lẽ, hầu hết hiện nay người nuôi trồng thủy sản ở Khánh Hòa đều vay vốn ngân hàng để đầu tư. Thứ 3, đối với những người hoạt động khai thác thủy sản bị mất nghề nghiệp (chìm phương tiện) hướng giải quyết nên tổ chức lại liên kết, hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu cá khai thác xa bờ. Trong đó, nên hỗ trợ theo hướng đối với tàu hoạt động các nghề vây, mành chụp vì thời gian qua các nghề này đánh bắt trong tỉnh rất hiệu quả.

Còn ông Huỳnh Kim Khánh, GĐ Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa đề xuất, đối với lồng bè hiện nay chủ yếu bằng gỗ đã hư hỏng hết, nếu hỗ trợ người nuôi làm bè thì số lượng rất lớn và cũng không có đủ gỗ làm lại kéo theo gây áp lực về rừng.

Qua việc thiệt hại này sẽ là dịp chúng ta tái cơ cấu ngành nuôi của tỉnh trong việc sắp xếp lại lồng bè, quy hoạch vùng nuôi, đối tượng nuôi… gắn với thị trường. Nếu được tổ chức thế giới hỗ trợ bằng bè kiểu Na Uy, thì chúng ta sẽ hỗ trợ lồng nuôi này thành nhóm những người nuôi thiệt hại, rồi thành lập tổ hợp tác cùng nuôi chung. Đồng thời sắp xếp lại thành cụm nuôi theo quy hoạch cho bền vững.

Về đề xuất khoanh nợ cho người nuôi, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho hay, hiện Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo cho các ngân hàng rồi. Tuy nhiên đối với kiến nghị cho vay Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục bổ sung kiến nghị với Chính phủ.

Còn về hỗ trợ thiệt hại cho người dân, ông Luân đề nghị ngành thủy sản tỉnh tiếp tục rà soát, thống kê đẩy đủ và chính xác ngay để có căn cứ. Còn các lồng bè nuôi chưa bị hư hỏng nên hướng dẫn người nuôi nhanh chóng khôi phục lại sản xuất. Đối với tàu thuyền bị chìm cần tập hợp bà con lại để trục vớt, sau đó sẽ bàn giải pháp xử lý.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.