| Hotline: 0983.970.780

Bảo an Tài khoản - Sản phẩm bảo vệ 'túi tiền' người dân

Thứ Năm 06/10/2022 , 07:05 (GMT+7)

Bảo hiểm Agribank dự kiến chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm Bảo an Tài khoản vào cuối năm 2022.

Đa dạng các hình thức lừa đảo

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, sự gia tăng nhanh chóng của thương mại điện tử là các hình thức lừa đảo thông qua các giao dịch tài chính ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Thời gian gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã ghi nhận sự gia tăng các phản ánh của người tiêu dùng về việc bị lừa đảo khi thực hiện một số giao dịch tài chính, ngân hàng với các thủ đoạn đa dạng.

Hành vi lừa đảo thông dụng nhất được các đối tượng lừa đảo sử dụng là giả mạo cán bộ ngân hàng, tổng đài chăm sóc khách hàng gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân – tài khoản – thẻ; giả mạo cơ quan chức năng (công an, tòa án) gọi điện đe dọa khách hàng liên quan đến các vụ án và yêu cầu chuyển tiền đến tài khoản chạy án hoặc cần phải cung cấp thông tin tài khoản để điều tra. Tinh vi hơn, các đối tượng giả mạo người thân, bạn bè nhờ mua thẻ điện thoại, mượn tiền, thanh toán chuyển khoản đến tài khoản gian lận do bị hack Facebook, Zalo…

Nhiều người dùng Internet bị lừa đảo khi nhận và truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng, website mua sắm online, web nhận tiền từ nước ngoài (western union), nhận quà tặng...Ảnh: Nam Khánh.

Nhiều người dùng Internet bị lừa đảo khi nhận và truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng, website mua sắm online, web nhận tiền từ nước ngoài (western union), nhận quà tặng... Ảnh: Nam Khánh.

Ngoài ra, các đối tượng còn yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website giả được làm gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên địa chỉ giả mạo. Sau khi có các thông tin này, đối tượng thực hiện giao dịch chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của người tiêu dùng.

Người dùng Internet cũng dễ bất cẩn, dẫn đến bị lừa đảo khi nhận và truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng, website mua sắm online, web nhận tiền từ nước ngoài (western union), nhận quà tặng… yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking… Sau đó, đối tượng sử dụng các thông tin này thực hiện giao dịch chiếm đoạt toàn bộ tiền từ tài khoản.

Các hiện tượng lừa đảo nói trên không chỉ tác động xấu tới sự phát triển của thương mại điện tử mà còn gây ảnh hưởng không tốt tới chính sách an sinh xã hội của Chính phủ.

Vì vậy, hiện nay một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường đã thiết kế sản phẩm bảo hiểm bảo vệ tài khoản cho khách hàng trước các rủi ro thiệt hại do lừa đảo.

Khi tham gia loại hình bảo hiểm này, nếu do sơ suất, bị lừa đảo, trộm cắp, giả mạo danh tính… dẫn đến mất tiền trong tài khoản, công ty bảo hiểm sau khi thẩm định sẽ đền bù cho chủ tài khoản các thiệt hại đó, mức bảo vệ tối đa có thể lên đến 200 – 300 triệu đồng với mức phí tối thiểu từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tài khoản/năm.

Bảo vệ  “túi tiền” cho người dân

Theo thống kê, nhóm đối tượng bị lừa đảo online nhiều nhất lại là những người ở khu vực nông thôn, thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng tài khoản, bảo vệ thông tin, danh tính cá nhân… Đây là nhóm đối tượng mà một sự mất mát không quá lớn về tài chính cũng có thể gây tổn hại nặng nề đến cuộc sống hay công việc của họ.

Chính vì thế, đây là nhóm được ưu tiên bảo vệ trong chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Nhưng nhóm đối tượng đông đảo này lại yếu thế về tài chính, họ không sẵn lòng chi trả mức phí bảo hiểm tài khoản cao, tới 500.000 – 1.000.000 đồng/tài khoản/năm như một số sản phẩm bảo hiểm tài khoản đang có trên thị trường.

Trước thực trạng này, ngay từ năm 2021, Bảo hiểm Agribank đã triển khai nghiên cứu, xây dựng sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tài khoản phục vụ nhóm đối tượng yếu thế về tài chính, đặc biệt là thuộc khu vực nông thôn mở tài khoản tại Ngân hàng Agribank, với tiêu chí sản phẩm phải có phạm vi bảo hiểm rộng hơn, bao trùm nhiều loại rủi ro hơn các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường.

Bên cạnh đó, sản phẩm Bảo hiểm Bảo an tài khoản cũng có mức bảo vệ tối đa, ưu tiên phương án sử dụng kênh online trong công tác thẩm định và đền bù, đảm bảo thủ tục giải quyết thẩm định và đền bù nhanh gọn, tối đa chỉ vài ngày cho một trường hợp.

Đặc biệt, sản phẩm Bảo an tài khoản phải có mức phí đủ thấp, chỉ vài chục ngàn một tài khoản/năm để phù hợp với điều kiện tài chính của bà con có thu nhập thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn vốn không dư dả về tài chính và không có thói quen đầu tư cho bảo hiểm. 

Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với bà con nông dân - vốn là những “người bạn” của Ngân hàng Agribank cũng như của Bảo hiểm Agribank, lựa chọn hướng đi đúng đắn và tìm được đối tác phù hợp, có uy tín trên thị trường bảo hiểm quốc tế, có kinh nghiệm trong việc triển khai sản phẩm, Bảo hiểm Agribank đã xây dựng Bảo hiểm Bảo an tài khoản đảm bảo các tiêu chí đề ra.

Sản phẩm Bảo an tài khoản dự kiến chính thức ra mắt vào cuối năm 2022. Giống như sản phẩm Bảo an Tín dụng, sản phẩm Bảo an tài khoản của Bảo hiểm Agribank không chỉ với mục đích kinh doanh, mà còn là thể hiện sự nỗ lực đóng góp của Bảo hiểm Agribank vào chính sách bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ, đây thực sự là sản phẩm “bảo vệ túi tiền” cho người dân.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm