| Hotline: 0983.970.780

Báo Mỹ: Nga cho nghỉ hưu tàu ngầm nhanh nhất thế giới

Thứ Năm 05/10/2017 , 11:35 (GMT+7)

Liên Xô trước đây và nay là Nga từng dẫn đầu thế giới về tàu ngầm. Và đến nay sau hơn 40 năm phục vụ, Nga đã chính thức cho tàu ngầm quân sự nhanh nhất thế giới K-162 nghỉ hưu, trang tin Scout.com (SC) của Mỹ đầu giờ sáng ngày 5-10 cập nhật.

10-26-25_1
10-26-25_1-
Tàu ngầm K-162

Theo SC, mặc dù NATO gọi là tàu ngầm lớp Papa, nhưng K-162 biệt danh Cá vàng, mới chỉ có một chiếc duy nhất được Nga đưa vào sử dụng cuối năm 1969, khoảng 10 năm sau khi dự án này được khở công.

Ngay từ khi ra đời, K-162 có cấu hình giọt nước đã được xem là cuộc cách mạng trong lĩnh vực tàu ngầm thế giới, K-162 nổi tiếng bởi tốc độ, 45 knot/giờ (81 km/giờ), được trang bị 10 tên lửa hành trình và 12 ngư lôi đẻ tăng cường sức mạnh tấn công.

Đây là tàu ngầm đầu tiên nhanh nhất thế giới, thân được chế từ titanium, được trang bị các lò phản ứng hạt nhân và tên lửa chống hạm P-70 Ametist. Bởi vậy, đối với K-162, không có nhiệm nào là không thể, săn lùng và hạ gục mọi tàu chiến của đối phương.

K-162 sử dụng cặp lò phản ứng hạt nhân kết hợp với tuabin hơi, nên có thể đạt tốc độ cực đỉnh, trở thành “khắc tinh” đối với các loại tàu ​​sân bay. Đến đầu năm 1971, K-162 đã đạt tốc độ 44,85 knot ( 83,06km/h).

Tuy có tốc độ đáng nể nhưng K-162 vẫn tồn tại không ít hạn chế. Đặc biệt là chi phí thiết kế và chế tạo, khiến cho việc mở rộng, nâng cấp trở ngại. Ngoài ra, K-162 còn có nhược điểm là độ ồn cao khi chạy ngầm, nên dễ bị đối phương phát hiện.

Để khắc phục những nhược điểm K-162, tàu thế hệ mới K-222 được thay thế. Nó được trang bị ngư lôi, tên lửa hành trình và nhiều vũ khí hiện đại khác. Tuy nhiên, K-162 cũng chỉ được sử dụng đến đầu thập niên 80, sau đó được thay bằng các loại tàu ngầm hạt nhân lớp Alfa và Victor, riêng K-222 đã được chính thức loại bỏ vào năm 2010, kết thúc hành trình gần nửa thế kỷ tồn tại của thế hệ tàu ngầm quân sự nhanh nhất thế giới xưa và nay.

10-26-25_2
10-26-25_2-
Tàu ngầm hạt nhân mới lớp Alfa và Victor của Nga

 

(Theo Scout.com - 10/2017)

Xem thêm
Vì đâu cơ sở giết mổ lớn phải 'đắp chiếu', hoạt động cầm hơi?

Cũng phần lớn là giết mổ nhỏ lẻ nhưng nay ở Trung Quốc giết mổ không đăng ký là phạm pháp. TS Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam thông tin.

Dịch bệnh bủa vây, người nuôi thận trọng tái đàn

PHÚ YÊN Hiện, người chăn nuôi ở tỉnh Phú Yên đang tập trung tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại nhằm tái đàn thuận lợi, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Lạng Sơn: Hỗ trợ chuyển đổi cây thuốc lá sang trồng ớt

Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi cây thuốc lá sang trồng ớt.

Bình luận mới nhất