![]() |
Ngư lôi Shkval |
Theo SC, đây là loại ngư lôi thuộc hậu duệ ngư lôi Shkval có từ những năm 70 ở thế kỷ trước (Nga gọi là Squall), tốc độ trên 200 knots (370km/h), nhanh hơn bất kỳ loại ngư lôi nào của NATO. Tuy nhiên, nó lại có phạm vi hoạt động nhỏ, dưới 10 dặm (16 km) so với hơn 30 dặm của ngư lôi Mk 48 của Mỹ. Ngoài ra, Shkval còn có hạn chế, không dùng hệ thống dẫn hướng thủy âm sonar khi chạy ở tốc độ cao. Giới phân tích quân sự phương Tây gọi Shkval là một loại vũ khí tự sát, "vui nhưng vô dụng".
Theo các chuyên gia quân sự, tốc độ hành trình cao của ngư lôi Shkval dựa trên nguyên lý tạo siêu khoang. Hệ thống khí nén xả ra ở đầu mũi ngư lôi, kết hợp với hình dáng đầu tù và một đĩa phẳng ở mũi để tạo thành bóng khí mỏng bao quanh thân, tách nó khỏi khối nước xung quanh nhằm giảm lực cản, giúp ngư lôi đạt tốc độ tới 370 km/h.
Loại ngư lôi mới sẽ khắc phục các nhược điểm vốn có của Shkval. Nó có tên Khishchnik (Predator) hay Kẻ săn mồi, siêu ngư lôi hay ngư lôi siêu khoang (supercavitation) hiện đang trong giai đoạn phát triển nước rút. Không giống như các loại vũ công khai, ngư lôi Khishchnik hiện đang được Nga giữ bí mật tuyệt đối.
Những nỗ lực của phương Tây nhằm sao chép công nghệ siêu sạch của Nga đã không thành công. Chính xác hơn là chỉ thành công trong phòng thí nghiệm, nhưng khi triển khai thực địa lại thất bại. DARPA (Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc, Mỹ) đã có một kế hoạch đầy tham vọng, phát triển loại tầu ngầm siêu thanh, tốc độ trên 100 dặm giờ (160km) có tên Underwater Express. Dự án triển khai từ năm 2006 nhưng thất bại. Còn dự án ngư lôi supercavitating của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã bị giãn tiến độ từ năm 2012 vì lý do “ chưa hiểu hết vật lý cơ bản của công nghệ siêu thanh.
Theo Georgiy Savchenko chuyên gia ở Viện Cơ Khí thủy, thuộc Học viện Khoa học Quốc gia Ucraina, người có nhiều kinh nghiệm về công nghệ siêu thanh nước cho biết, sở dĩ ngư lôi Shkval có tầm hoạt động ngắn nhưng nay nhờ các tiến bộ công nghệ, tầm hoạt động đã tăng gấp 10 lần. Một phòng thí nghiệm của Hải quân Mỹ đã thành công trong việc bắn một viên đạn dưới nước với tốc độ 1.500 mét/giây hay người Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo được các phương tiện thủy siêu âm, nhưng thực tế chưa có bằng chứng để khẳng định điều này.
Rất ít thông tin được phát hành có liên quan đến Khishchnik, ngoại trừ thông tin, nó đang được phát triển bởi Elektropribor, một ủy ban thiết kế khí cụ dùng cho tàu ngầm và hàng không. Sự tồn tại của Khishchnik mới chỉ được tiết lộ trong thoogn tin đăng tải trên blog BMPD của Nga. Theo blog này, Elektropribor bắt đầu nghiên cứu, chế tạo Khishchnik từ năm 2013 và các thử nghiệm đã được khởi động hồi năm 2016 trong khuôn khổ hợp đồng trị giá 3 tỷ rúp (53 triệu USD). Ngoài ra, chưa hề có bình luận hoặc thông báo chính thức nào có liên quan đến dự án Khishchnik.
![]() |
Ngư lôi kế nhiệm Shkval mang tên Khishchnik |
Theo nguồn tin của Rambler News Service, một số công ty khác cũng có thể đã tham gia trong dự án này. Ví dụ, năm 2016, Boris Obnosov, Tổng giám đốc công ty Tactical Missiles Corp (TMC) của Nga nói TMC đang tham gia dự án nói trên, với nhiệm vụ nâng cấp Shkval, công việc na ná như chế tạo ngư lôi Khishchnik.