| Hotline: 0983.970.780

Bão tả lợn châu Phi ‘thổi bay’ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ châu Á

Thứ Tư 16/10/2019 , 14:09 (GMT+7)

Đại dịch tả lợn châu Phi (AFS) hoành hành tại châu Á suốt hơn một năm qua đang khiến cho nông dân nuôi lợn trong vùng khốn đốn vì nợ nần.

Giải pháp là sớm hay muộn cũng buộc phải chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.

Trường hợp của bà Kim

Trước khi dịch tả lợn AFS bùng phát, gia đình bà Bun Kim Long, 48 tuổi là một hộ nuôi lợn thuộc diện “lớn nhất làng” ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Nhưng gần một năm qua, giống như nhiều người chăn nuôi lợn nhỏ lẻ ở khắp châu Á, việc nuôi lợn bán của bà không còn dễ ăn nữa.

Bà Bun Kim Long bên chiếc chuống lợn trống trơn vì dịch tả

Hồi tháng 6 vừa qua, chính quyền địa phương đã ra lệnh buộc tiêu hủy đàn lợn 80 con của nhà bà sau khi xét nghiệm dương tính với virus AFS để tránh lây lan. Bà Kim cho biết, gia đình đã làm mọi cách ối phó, thậm chí đã phải dùng cả màn để chống muỗi cho đàn lợn nhưng nhưng chả ăn thua.

Cùng cảnh ngộ như nhà bà Kim hiện giờ không phải là ít. Bà và chồng từng là những công nhân may mặc bỏ ngang về nuôi lợn. Chính con lợn đã tạo dựng được cơ ngơi và nuôi sống gia đình bà trong suốt một thập kỷ vừa qua.

"Chúng tôi bắt đầu với 10 con và chỉ có một ngôi nhà nhỏ, nơi cả vợ chồng con cái đều gần như ngủ chung với đàn lợn. Tôi đã làm việc quần quật để có được ngày hôm nay nhưng giờ mọi thứ gần như mất sạch. Tôi đã khóc rất nhiều", bà Kim cho biết.

Nói về tương lai, nữ chủ hộ chăn nuôi lợn này cho biết: “Bây giờ nếu ngay cả khi dịch bệnh đã hết thì tôi cũng không thể xoay đâu ra vốn để tái đàn. Dù gia đình cũng là một đại lý thức ăn chăn nuôi, nhưng tôi đang mắc món nợ 25.000 USD và vẫn đang phải đi vay thêm. Tôi chẳng biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nữa", bà Kim than.

Theo tờ Nikkei Asian Review, những câu chuyện tương tự như trên có thể nghe thấy ở nhiều nước trong khu vực châu Á, nơi mà dịch bệnh đang bắt buộc phải có sự thay đổi lớn từ các nông hộ nhỏ lẻ lạc hậu sang mô hình chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt.

Chưa có lối thoát

Hiện virus AFS vẫn đang tiếp tục bùng phát ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Philippines và Timor Leste, trong khi nó vẫn đang lây lan ở khắp 10 quốc gia châu Á chưa thể kiểm soát nổi suốt hơn một năm qua.

 Ước tính của LHQ hồi tháng Tám, đã có hàng chục triệu con lợn bị tiêu hủy bởi nếu nhiễm virus thì tỷ lệ chết là không thể tránh. Tuy nhiên, các số liệu gần đây từ Bắc Kinh cho thấy, trên thực tế số lợn chết hoặc bị tiêu hủy là cao hơn rất nhiều bởi tổng đàn lợn của Trung Quốc khoảng trên 400 triệu con được ghi nhận ở thời điểm trước dịch, trong khi  Bộ Nông nghiệp nước này cho biết, hiện tổng đàn lợn đã giảm 38%.

Theo Reuters, ở Việt Nam, dịch bệnh này đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành, với 4,7 triệu con lợn đã bị tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan. Hai quốc giá khác là Lào và Myanmar cũng đang hết sức căng thẳng với AFS.

Ông Han Yi gạt nước mắt bên chuồng lợn của gia đình ở huyện Xương Đồ, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hồi đầu năm nay

Phát biểu tại một hội thảo hồi tuần trước, chuyên gia độc lập Allen Bryce cho biết, 95% lợn của Myanmar được nuôi trong các trang trại quy mô nhỏ "rất khó kiểm soát".

Ông Filip Claes, điều phối viên của FAO cho biết, hiện chúng tôi đang nghiên cứu để cải thiện an toàn sinh học ngay từ cấp độ trang trại mới hy vọng tạo được nguồn thực phẩm   ổn định và an toàn.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Damian Tago Pacheco thì cho biết, các chính phủ sẽ cần phải hỗ trợ những nông hộ nhỏ. "Chắc chắn là một trong những mối quan tâm chính trong quá trình chuyển đổi thời gian tới là không chỉ riêng mỗi Bộ Nông nghiệp các nước mà phải cần một cách tiếp cận toàn diện hơn để mọi người đều có cơ hội để thử nghiệm và tối đa hóa các cơ hội", ông Damian nói.

Trung Quốc hiện là nơi có khoảng 26 triệu người chăn nuôi lợn, trong đó một nửa sản lượng thịt là từ các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ hoặc làm “đại lý bao thuê” cho các doanh nghiệp lớn. Hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ cho mỗi con lợn đến tuổi xuất chuồng bị tiêu hủy do ASF là 1.200 nhân dân tệ (180 USD).

Chăn nuôi an toàn sinh học mới là giải pháp bền vững

Trong khi đó, tại Campuchia, nơi ước tính có khoảng 1,9 triệu con lợn thuộc sở hữu của những hộ nhỏ lẻ và khoảng 810.000 con nuôi ở quy mô doanh nghiệp nhưng chưa hề có chính sách hỗ trợ nào.

Ông Ly Laville, tổng giám đốc công ty ACMC, doanh nghiệp nuôi lợn lớn nhất nước và hiện là Chủ tịch Hiệp hội Người chăn nuôi lợn Campuchia cho biết, có sự hỗ trợ ít nhiều từ chính phủ là rất quan trọng."Chăn nuôi nông hộ giống như một quả bom. Khi nó không đảm bảo an toàn sinh học thì sẽ xảy ra bệnh dịch rồi lây lan sang các trang trại lớn", ông Laville nói.

Theo LHQ, dịch tả lợn đã gây "tổn thất kinh tế nghiêm trọng" và chưa thể thống kê được nhưng theo định giá của các chuyên gia thì ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc (trị giá 128 tỷ USD) và ở Việt Nam (nơi khu vực chăn nuôi lợn chiếm khoảng 10% GDP của ngành nông nghiệp) đều đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng thịt lợn và giá cả tăng cao.

Trong khi đó, ngành chăn nuôi lợn trị giá 3 tỷ USD của Thái Lan cũng đang trong tình trạng "báo động đỏ" trong bối cảnh dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

 

(Nikkei, Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm