| Hotline: 0983.970.780

Bảo tàng - thừa mà thiếu

Thứ Tư 06/07/2011 , 11:17 (GMT+7)

Cho đến thời điểm này thì hệ thống bảo tàng vẫn chưa thấy có đổi mới nào từ cách trưng bày đến việc thu hút người xem.

Rất nhiều bảo tàng vắng khách tham quan

Bộ VH-TT- DL đã có quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì hệ thống bảo tàng vẫn chưa thấy có đổi mới nào từ cách trưng bày đến việc thu hút người xem.

Thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu

Cả nước hiện có 138 bảo tàng, tất cả các tỉnh đều có bảo tàng, nhiều ngành đã có bảo tàng và nhiều ngành khác cũng đang có nhu cầu xây bảo tàng. Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020 đã được phê duyệt từ 2005. Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 172 bảo tàng, trong đó Hà Nội có 40 bảo tàng, TP Hồ Chí Minh có 19 bảo tàng. Nhưng vấn đề không chỉ là việc xây dựng bảo tàng cho có mà là cách trưng bày bảo tàng sao cho kéo được người tới xem.

Trong hệ thống 138 bảo tàng trên cả nước hiện nay, chỉ đếm được con số trên đầu ngón tay số bảo tàng hoạt động hiệu quả. Bảo tàng Phụ nữ nằm ở một vị trí được xem là đắc địa trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội) nhưng mục tiêu chính của bảo tàng này gần như chưa phát huy được. Do nằm tại trung tâm, lại là vị trí đẹp nên bảo tàng thường được một số đơn vị tổ chức sự kiện, thậm chí trước đây từng bị lên án vì cho thuê mặt bằng làm đám cưới.

Chị Nguyễn Thị Minh Quế, giáo viên ở Quảng Ninh, sau một thời gian tham quan các bảo tàng tại Hà Nội chia sẻ: “Lên Hà Nội chơi với con một tháng nhân dịp nghỉ hè, tôi đi tìm hiểu, tham quan các bảo tàng tại Hà Nội. Nhưng ngoài một số bảo tàng có khách như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ thuật… thì hầu hết đều vắng khách. Các bảo tàng này vắng khách là điều dễ hiểu bởi hiện vật tại đây vừa nghèo nàn lại vừa đơn điệu. Có lẽ, do bảo tàng không thực sự phát huy được mục tiêu của mình nên các bảo tàng đều có thể cơi nới để làm các dịch vụ khác như quán cà phê".

Nghèo nàn trong hình thức thể hiện là bệnh chung của nhiều bảo tàng trên cả nước hiện nay, thế nhưng còn nhiều ngành cũng đang có nhu cầu xây thêm bảo tàng. Nếu nói con số 172 bảo tàng đến năm 2020 là đủ cho Việt Nam thì liệu đã đúng chưa, nếu cách hoạt động vẫn như từ trước tới nay?

Bao giờ đổi mới?

Tiến sỹ Lê Thị Minh Lý, thành viên của đề án Quy hoạch bảo tàng, cho rằng: “Quy hoạch mặc dù đã được phê duyệt, đã thực hiện nhưng tiến độ và chất lượng chưa được như mong muốn. Đầu tư cho bảo tàng còn hết sức èo uột, nhất là ở một số bảo tàng địa phương. Nhiều nơi vẫn cho rằng bảo tàng là một việc không cấp thiết. Nhiều nơi xây dựng rồi nhưng kinh phí không đủ để hoạt động”.

Bà Lý cũng cho biết: Theo quy hoạch đến năm 2020, cần phải củng cố hệ thống bảo tàng, chỉnh lý nội dung trưng bày, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới phương thức hoạt động. Chúng tôi khuyến khích các địa phương tìm ra nét riêng, hình thành những bảo tàng chuyên ngành, khuyến khích bảo tàng tư nhân. Thực tế, những bảo tàng có sự đầu tư thoả đáng đến nay đều đã ít nhiều đạt tầm quốc tế, như: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh...

Cái khó nhất không phải mang gì vào trưng bày trong bảo tàng, chúng ta vẫn cho rằng ta không thiếu hiện vật. Nhưng sự thực, đã có bảo tàng làm ra mà chưa có gì để trưng bày. Rồi câu chuyện bày như thế nào, làm sao để công chúng thích không phải đã có nhiều bảo tàng làm được.

Bà Lý khẳng định: "Trước hết cần đổi mới về tư duy, phương pháp tiếp cận công chúng. Cần nghĩ một cách thực tế hơn. Trước đây chúng ta có cái gì bày cái đó. Hoặc nghĩ bảo tàng là cuốn sách lịch sử, cố gắng phục chế, đưa tranh ảnh vào trưng bày cho có vẻ giống lịch sử. Cách đó đã không còn hấp dẫn nữa. Công chúng cần vấn đề, câu chuyện và xúc cảm thật. Họ cần thông tin trung thực, khách quan và có ý nghĩa. Trong tư duy bảo tàng hiện đại, bảo tàng không phải nói cái mình muốn nói, mà phải nói cái công chúng đang mong đợi. Tính phổ biến, tính cộng đồng xã hội của các bảo tàng trên thế giới rất mạnh. Về điểm này các bảo tàng Việt Nam còn phải nỗ lực nhiều".

Nói như vậy, nghĩa là với hệ thống các bảo tàng tại Việt Nam, số lượng nhiều chưa nói nên điều gì.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm