| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 2]: Xây ‘nhà’ cho rùa biển

Thứ Ba 12/09/2023 , 06:00 (GMT+7)

Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp điều kiện Việt Nam.

Từ năm 1991, Vườn quốc gia Côn Đảo (huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu nghiên cứu về rùa biển cũng như cứu hộ trứng rùa biển. Tuy nhiên, đến năm 1995, đại diện Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) đến Côn Đảo ghi nhận những việc làm bảo tồn loài rùa biển ở đây và đã tài trợ cho những người làm cứu hộ rùa biển ở Côn Đảo sang Philippines tập huấn, thì hoạt động nghiên cứu và bảo tồn tại đây mới bắt đầu được chuyên nghiệp hóa. Côn Đảo trở thành địa phương có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất với số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển cả nước.

Bài liên quan

Số lượng rùa mẹ lên bãi đẻ trứng tăng gấp đôi năm 2010

Theo báo cáo về kết quả thực hiện công tác bảo tổn rùa biển giai đoạn 2020 - 2030 tại Vườn quốc gia Côn Đảo, từ 1993 - 2022, tại vùng biển Côn Đảo ghi nhận 4 loài rùa biển, đó là loài rùa xanh, đồi mồi, đồi mồi dứa và quản đồng. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, chỉ ghi nhận 1 loài lên bãi đẻ trứng thường xuyên đó là rùa xanh, loài đồi mồi đã không còn ghi nhận lên bãi đẻ trứng từ năm 2002 đến nay, mặc dù hàng năm thường xuyên bắt gặp từ 3 - 5 cá thể đồi mồi chưa thành thục sinh sản trên các rạn san hô Côn Đảo.

Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng các mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam, từ đó có thể áp dụng cho các vùng khác.

Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng các mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam, từ đó có thể áp dụng cho các vùng khác.

Các hoạt động nghiên cứu bảo tồn rùa biển đã được thực hiện như đeo thẻ cho rùa mẹ để ghi nhận các thông tin số lần đẻ trong mùa sinh sản, chu kỳ đẻ trứng của rùa mẹ, địa điểm di cư của rùa mẹ; cứu hộ trứng rùa biển; đeo máy theo dõi qua vệ tinh; nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ trong tổ trứng đến giới tính của rùa con; nghiên cứu sự tác động của biến đổi bờ biển đến sinh sản của rùa biển và nghiên cứu cấu trúc ADN của quần thể rùa biển tại Côn Đảo.

Tỷ lệ rùa nở và di chuyển ra biển đạt 76,98%. Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng các mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam, từ đó có thể áp dụng cho các vùng khác.

Việc bảo vệ các bãi đẻ và cứu hộ, di dời trứng rùa được tiến hành khoa học, với 18 bãi đẻ rùa biển được quản lý chặt chẽ (trong đó 5 bãi có đặt Trạm Kiểm lâm); trong 3 năm trở lại đây (2020 - 2023) trung bình mỗi năm có 782 cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng với 2.358 tổ được di dời, ấp nở và di chuyển thả về biển 167.690 cá thể rùa con.

Qua gần 30 năm bảo tồn rùa biển, số lượng rùa mẹ quay về đẻ trứng tại Côn Đảo ngày càng nhiều, các số liệu ghi nhận cho thấy số lượng rùa mẹ lên các bãi đẻ trứng hiện nay tăng gấp đôi so với năm 2010.

Từ những kết quả trên, Côn Đảo đã trở thành vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu. Năm 2009, Vườn quốc gia Côn Đảo được xác lập kỷ lục quốc gia “Vườn quốc gia thả rùa con về biển nhiều nhất Việt Nam”. Vườn quốc gia Côn Đảo là đơn vị đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên mạng lưới “Bảo tồn rùa biển khu vực Ấn Độ Dương - Đông Nam Á” (IOSEA), là thành viên thứ 11 của mạng lưới này vào ngày 22/10/2019.

Đại diện Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản và đoàn chuyên gia chụp ảnh lưu niệm cùng lực lượng kiểm lâm tại Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo. 

Đại diện Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản và đoàn chuyên gia chụp ảnh lưu niệm cùng lực lượng kiểm lâm tại Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo. 

Các kết quả các nghiên cứu về bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo là những dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn rùa biển không những tại Côn Đảo mà còn có giá trị trong cả nước, đóng góp rất quan trọng trong những nhiệm vụ cấp thiết đã được phê duyệt tại Quyết định số 811/QĐ-BNNN-TCTS ngày 14/3/2016 của Bộ NN-PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025. Ngoài ra, các điểm bảo tồn rùa đang trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, đã thu hút nhiều du khách đến với Côn Đảo, qua đó góp phần kích cầu phát triển kinh tế địa phương.

Xã hội hóa bảo tồn rùa biển

Thời gian qua, công tác bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo được sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng nhân dân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, các cơ quan khoa học trong, ngoài nước và các cơ quan có liên quan trên địa bàn huyện Côn Đảo…

Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động bảo tồn, Vườn quốc gia Côn Đảo đã đã phối hợp với Công ty TNHH Côn Đảo Resort triển khai phương án phối hợp phục hồi và bảo tồn bãi đẻ rùa biển tại Đất Dốc, huyện Côn Đảo giai đoạn 2020 - 2025. Hiện nay, một số bãi biển là sinh cảnh đẻ trứng của rùa biển đã được quy hoạch, xây dựng phân khu để phục vụ du lịch, như vậy việc nhân rộng mô hình này có thể giúp phục hồi các bãi đẻ của rùa biển tại Việt Nam.

Việc Vườn quốc gia Côn Đảo phối hợp với Công ty TNHH Côn Đảo Resort thực hiện thành công phương án phục hồi và bảo tồn bãi đẻ rùa biển tại Đất Dốc có thể xem là mô hình đầu tiên về bảo tồn, quản lý rùa biển có sự tham gia của doanh nghiệp du lịch. Điều này đã được hiệp hội các vườn quốc gia, các khu bảo tồn Việt Nam công nhận là sáng kiến “Xã hội hóa trong công tác bảo tồn cứu hộ rùa biển”.

Tỷ lệ trứng nở thành công của rùa biển Côn Đảo đạt trung bình 93,6%. 

Tỷ lệ trứng nở thành công của rùa biển Côn Đảo đạt trung bình 93,6%. 

Bên cạnh đó, Vườn quốc gia Côn Đảo cũng tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế để thực hiện đa dạng các dự án liên quan đến công tác bảo tồn rùa như phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) thực hiện dự án “Giảm thiểu rác thải đại đương” nhằm bảo vệ môi trường biển, trong đó có sinh cảnh bãi đẻ rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo.

Sau 5 năm phối hợp, tỷ lệ trứng nở thành công trung bình khoảng 93,6%, riêng năm 2022 đạt đến 98% với hơn 18.880 rùa con được thả về với biển. Hai bên đã thành công trong việc xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo tồn rùa biển Côn Đảo. Sản phẩm này đã tạo tiếng vang ngày càng rộng rãi, không chỉ ở trong nước mà còn trên thị trường du lịch quốc tế, góp phần tuyên truyền trực quan sinh động để du khách và cộng đồng cùng nâng ý thức bảo vệ rùa biển.

Ngoài ra, Vườn quốc gia Côn Đảo cũng phối hợp Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) tại Việt Nam với chương trình tình nguyện viên tham gia bảo tồn rùa biển giai đoạn 2014 - 2022, với tổng cộng 375 tình nguyện viên tham gia, đóng góp 3.536 ngày công, tham gia cùng liểm lâm thực hiện công việc theo dõi, di dời an toàn 2.778 tổ trứng với 352.383 trứng; thả về biển 138.988 cá thể rùa con. Hàng năm, các tình nguyên viên còn tham gia thực hiện khoảng 20 sản phẩm truyền thông (bài báo, tạp chí, video clip, blog) về công tác bảo vệ rùa biển để nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Hầu hết trong vòng đời của rùa biển từ khi còn trong trứng đến lúc trưởng thành đều gặp rất nhiều mối đe dọa từ thiên nhiên và con người. Các mối đe dọa từ tự nhiên như sự đẻ trứng trùng lặp của rùa mẹ (rùa mẹ lên sau, bới tổ của rùa mẹ trước làm hỏng trứng); một số động vật đào ăn trứng; sự xói mòn, xói lở các bãi cát làm tổ dưới tác động của sóng, gió, dòng chảy và thủy triều ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.

Trước những đe dọa từ thiên nhiên ngày càng tăng do biến đổi khí hậu và đe dọa do con người, việc quản lý, bảo vệ, nghiên cứu bảo tồn rùa biển là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết, quan trọng để bảo tồn quần thể rùa biển của Côn Đảo và của Việt Nam, góp phần ổn định và đảm bảo sự đa dạng sinh học của vùng biển Việt Nam.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm