| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ bộ rễ lúa để giữ năng suất

Thứ Sáu 20/09/2019 , 17:39 (GMT+7)

Bộ rễ cây lúa có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất. Vì thế bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được.

Bộ rễ luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm BVTV phía Nam thì vụ lúa Thu Đông (TĐ) 2019, ĐBSCL đã xuống giống khoảng 650.000 ha, trong đó tổng diện tích của ba thời kỳ là mạ, đẻ nhánh và đòng trổ chiếm hơn 400.000 ha.

Đây là những thời kỳ rất quan trọng đối với cây lúa và cần được quan tâm cũng như chăm sóc và bổ sung dưỡng chất thích hợp để sự tăng trưởng được diễn ra mạnh mẽ. Trong điều kiện bất lợi của hiện tại như: mưa bão, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ… khiến cây lúa yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ bị dịch hại tấn công thì ruộng lúa khỏe ngay từ đầu là một điều vô cùng cần thiết. Trong đó tiền đề về bộ rễ khỏe luôn là một khởi đầu vững chắc ở thời kỳ đầu và bền vững ở giai đoạn sau.

Theo các tài liệu chuyên môn thì bộ rễ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, rễ có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất, cho nên bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được, ngược lại bộ rễ không phát triển, rễ bị thối đen khiến cây lúa không hấp thu được dinh dưỡng nên còi cọc, lá vàng, dễ bị bệnh và rụi dần nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, sự phát triển của bộ rễ tốt hay không còn tùy loại đất, điều kiện nước ruộng, giống lúa và tình trạng dinh dưỡng của cây. Thật vậy, bộ rễ luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, điều này được minh chứng thông qua những bằng chứng thực tiễn khi canh tác lúa mà bà con có thể dễ dàng nhận thấy.

Cụ thể, vào giai đoạn đẻ nhánh khi cây lúa có một hệ rễ tốt với nhiều rễ trắng, nhiều lông hút và ăn sâu sẽ làm gia tăng khả năng bám đất, hút nước và hấp thu dinh dưỡng tốt giúp cho cây lúa tận dụng tối đa dưỡng chất để phát triển, đồng thời sự trao đổi chất trong cây cũng được đẩy mạnh hơn.

Khi đó, số chồi hữu hiệu (chồi cho bông) được hình thành nhiều hơn còn số chồi vô hiệu thì được hạn chế. Nhờ những lợi ích đó mà bà con sẽ tiết kiệm được một lượng phân bón đáng kể, giảm áp lực chi phí ở thời kỳ đầu.

Khi bước sang giai đoạn làm đòng thì một hệ rễ khỏe cũng sẽ giúp cây lúa tận dụng tốt dinh dưỡng để kích thích tiến trình phân hóa đòng được diễn ra mạnh mẽ với mục tiêu cho nhiều hạt trên nhánh gié cũng như nhiều nhánh gié trên bông nhằm gia tăng năng suất về sau.

Khi lúa đang phân hóa vươn lóng để trổ thì một bộ rễ khỏe sẽ giúp cây lúa có đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình đó, giúp lúa trổ đều và nhanh hơn. Nhờ vậy, sẽ hạn chế các bất lợi do trổ kéo dài, giúp bà con quản lý bệnh hại dễ dàng hơn. Song song đó, do rễ phát triển nên bám tốt vào đất giúp hạn chế đổ ngã, giảm thất thoát năng suất và chất lượng.

Rễ khỏe luôn là một khởi đầu vững chắc ở thời kỳ đầu và bền vững ở giai đoạn sau.

Từ những vấn đề trên chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc cần chăm sóc cho hệ hệ luôn được khỏe mạnh.

Do đó, bà con cần lưu ý rằng phải chăm sóc tốt cũng như bổ sung dưỡng chất phù hợp đễ bộ rễ lúa phát triển tốt nhất. Bà con có thể sử dụng sản Plastimula 1SL để trợ lực và giúp cây lúa có một hệ rễ khỏe mạnh. Từ đặc tính giúp cây lúa có một bộ rễ tốt, khỏe nên khi sử dụng Plastimula 1SL vào các giai đoạn quan trọng như đẻ nhánh, làm đòng, trổ lẹt xẹt sẽ giúp cây lúa phát triển một cách vượt bậc.

Cụ thể, cây lúa sẽ tăng số chồi hữu hiệu(chồi cho bông) khi cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh, cho đòng to ở thời kỳ làm đòng và giúp lúa trổ thoát nhanh, trổ đều và rộ.

Bên cạnh đó, sử dụng Plastimula 1SL còn giúp cây lúa luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá và phục hồi nhanh sau các tổn thương. Bà con có thể sử dụng Plastimula 1SL kể cả khi cây bệnh để trợ lực cho cây lúa vì đây là sản phẩm sinh học, không phải phân bón lá và không chứa đạm.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.