| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc lúa xuân cuối vụ

Thứ Sáu 28/04/2017 , 07:01 (GMT+7)

Chăm sóc và bảo vệ lúa ĐX cuối vụ để nâng cao tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt, xin nêu một số biện pháp kỹ thuật.... 

Vụ ĐX 2016-2017 là một vụ ấm, có mùa đông ấm kỷ lục, lượng mưa trong vụ thấp hơn so với trung bình nhiều năm, thời gian sinh trưởng của lúa xuân rút ngắn từ 5 – 7 ngày, cá biệt có diện tích trà xuân sớm thời gian sinh trưởng có thể rút ngắn 10 ngày.

14-39-19_nh-lu-tro-nghen-dong
Lúa xuân trổ đòng ở Gia Lộc (Hải Dương)

Vùng đồng bằng sông Hồng, lúa trỗ tập trung cuối tháng 4 đầu tháng 5, thời gian giao mùa xuân sang hạ. Theo kinh nghiệm dân gian tháng 9 (năm 2016) mưa có sấm thì tháng 4 năm sau vẫn còn lạnh. Thời kỳ lúa trỗ bông, xu hướng thời tiết đêm và sáng vẫn còn se lạnh, trời nhiều mây và vẫn có khả năng không khí lạnh tràn về làm cho lúa trỗ bông tỷ lệ nghẹn đòng cao, bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại.

Thời kỳ trỗ bông đến chín là thời kỳ quyết định năng suất lúa, chăm sóc và bảo vệ lúa ĐX cuối vụ để nâng cao tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt, xin nêu một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Nước tưới

Bảo đảm đủ nước để lúa trỗ bông làm hạt, chân ruộng chủ động tưới tiêu, lúa trỗ thoát sau 7 – 10 ngày, rút nước lộ ruộng, duy trì đất ẩm để khi gặp mưa dông hạn chế lúa đổ.

2. Khắc phục hiện tượng lúa trỗ nghẹn

Lúa bị nghẹn đòng, thời gian lúa trỗ bông kéo dài, cổ bông, đầu bông không thoát ra khỏi bẹ lá đòng, lúa không nở hoa và thụ phấn được nên lép cổ bông nhiều. Lúa trỗ nghẹn đòng thường gặp ở trà trỗ sớm do thời tiết còn lạnh, ánh sáng ít.

Nguyên nhân lúa nghẹn đòng: Do ruộng bị hạn, thiếu dinh dưỡng, thời tiết lạnh hoặc do sâu bệnh hại.

Biện pháp khắc phục: Bảo đảm đủ nước cho lúa trỗ bông. Ruộng thiếu dinh dưỡng có biểu hiện lá vàng, rơm đầu, bón phân khi lúa có đòng già, lượng bón tùy theo mức độ lúa tốt xấu, trung bình 0,5 - 0,7kg ure và 1kg kali cho 1 sào Bắc Bộ, phun phân bón lá, không nên dùng phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng vì phun phân có chất kích thích sinh trưởng giai đoạn lúa vào mẩy gặp dông, dễ bị đổ non.

3. Bón phân nuôi hạt, hạt mẩy

Đây là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, lúa đủ dinh dưỡng trỗ thoát nhanh, tăng tỷ lệ hạt chắc, kéo dài tuổi thọ lá đòng và lá công năng tăng khả năng quang hợp, tăng khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng đã tích lũy từ thân lá về hạt, giúp cho hạt mẩy.

Thời điểm bón phân khi lúa có đòng già hoặc vừa trỗ thoát. Bón phân cho giống lúa cứng cây, lúa cao sản, ruộng lúa trung bình, xấu, chân đất mỏng, thời tiết giai đoạn lúa đòng già – trỗ thoát nắng hạn, nên sử dụng các loại phân bón có chứa Bo, kali để tăng tỷ lệ hạt chắc và độ mẩy hạt.

Lượng phân bón trung bình 1 sào là 1kg kali và ure bón tùy theo mức độ tốt xấu của ruộng và chân đất, giống lúa với lượng không quá 1 kg. Ruộng tốt chỉ phun phân bón lá có chứa kali và Bo làm cho lúa cứng cây, chống chịu với sâu bệnh và ngoại cảnh, tăng chất lượng gạo, tăng tỷ lệ gạo sát.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Thực hiện tốt biện pháp phòng trừ tổng hợp, thực hiện theo nguyên tắc "4 đúng". Một số sâu bệnh hại chính là sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt.

Chú ý: Phun trừ rầy nâu, rầy lưng trắng khi mật độ 20 – 30 con/khóm, phun khi rầy còn nhỏ, rầy cám, lá lúa còn xanh sử dụng thuốc trừ rầy nội hấp, lưu dẫn như Dantotsu… Khi lá lúa chớm vàng sử dụng thuốc trừ rầy tiếp xúc, xông hơi như Bassa…

Trừ bệnh khô vằn sử dụng thuốc đặc trị, giai đoạn lúa trỗ báo đến trỗ thoát thời tiết đêm và sáng sớm trời se lạnh, nhiều sương, mưa nhỏ, ánh sáng ít sử dụng thuốc có tác dụng kép trừ bệnh khô vằn và bệnh đen lép hạt như Tiltsuper 300EC… Phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông cho các giống nhiễm đạo ôn bằng một trong các loại thuốc sau như Fillia, Kasumin, Kasai… phun khi lúa trỗ báo hoặc sau trỗ thoát.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.