| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc lúa Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Sáu 29/06/2018 , 07:15 (GMT+7)

Vụ lúa Đông Xuân năm nay, cả nước đều được mùa, theo tính toán của Cục Trồng trọt, thì năng suất vụ ĐX cả nước ước đạt 66,59 tạ/ha, tăng hơn năm trước khoảng 4,54 tạ/ha.

Riêng vùng ĐBSCL diện tích gieo sạ là 1.601.387ha, chỉ ít hơn diện tích cả nước 73.686ha, năng suất ước đạt là là 67,01 tạ/ha, tăng hơn năm 2016-2017 là 5,54 tạ/ha…

08-57-07_nh_du_tru_-_27-6

Vụ ĐX năm nay vừa được mùa lại vừa trúng giá nên đã làm cho bà con nông dân ĐBSCL phấn khởi hăng hái. Vừa thu hoạch lúa ĐX xong là nghĩ ngay đến gieo sạ lúa Hè Thu để mong có thêm thu nhập. Vì vậy, đã có không ít vùng bà con vội vàng làm đất gieo sạ, mặc dù thời gian cách ly quá ngắn. Cách làm đất vội, chưa đủ thời gian cho gốc rạ phân giải, nên khả năng bị ngộ độc hữu cơ sẽ diễn ra nhiều hơn.

Ngoài ra, do đặc điểm về thủy văn cũng như cơ cấu mùa vụ các vùng có khác nhau nên thời vụ gieo sạ lúa Hè Thu diễn ra khá dài: Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 6 dương lịch, kéo dài từ vùng Bắc của đồng bằng cho đến tận đất mũi Cà Mau. Nhịp điệu gieo sạ như vậy làm cho cả vùng ĐBSCL lúc nào trên đồng ruộng cũng có lúa, thời gian nào cũng có lúa ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, tạo thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển.

Theo thông báo của ngành BVTV vật thì hiện tượng rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, sâu cuốn lá hay bệnh đạo ôn đã xuất hiện gây hại ở nhiều địa phương và đã khuyến cáo là cần thiết phải quan tâm tìm mọi biện pháp thích hợp để phòng trị. Vậy là trong vụ lúa Hè Thu này với diện tích gieo sạ không kém diện tích vụ lúa Đông Xuân, nếu làm tốt sẽ góp phần đóng góp một khối lượng lương thực không nhỏ cho đất nước và cho thu nhập của từng nông hộ. Nhưng nếu làm không tốt sẽ gây thiệt hại cũng rất khó lường. Do đặc điểm canh tác vụ lúa Hè Thu như đã nêu ở trên, công tác chăm sóc lúa sẽ cần chú ý tập trung vào mấy khâu quan trọng dưới đây:

1/Về quản lý dịch hại sâu bệnh, cần thiết áp dụng đúng phương pháp phòng trừ tổng hợp. Ngoài việc sử dụng giống xác nhận, sạ thưa, bón phân cân đối, quản lý dinh dưỡng tốt để làm cho cây lúa khỏe là phương pháp cơ bản. Tuân thủ theo khuyến cáo của biện pháp IPM là không phun xịt thuốc trong thời gian 40 ngày sau sạ, trừ trừơng hợp dịch hai diễn ra đột xuất. Áp dụng phương pháp thăm đồng thường xuyên, ghi nhận những hiện tượng bất thường, hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông để xử lý, tránh hiện tượng làm sai mang lại hậu quả đáng tiếc.

Những vùng có rầy nâu phá hại ở mức độ nặng, cần tập trung phun xịt cẩn thận, đặc biệt là nhũng vùng đang có bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đã được báo động như vùng Kiên Giang, Hậu Giang, An giang… Vì lẽ bệnh này chưa có thuốc đặc trị, ngoài việc trừ rầy và làm cho cây lúa khỏe. Khi bị bệnh năng không có khả năng phục hồi thì chỉ có cách phá bỏ, vệ sinh đồng ruộng rồi gieo sạ lai. Những vùng mật số rầy còn thưa thì không nhất thiết phải phun xịt, nên bao vây vùng có mật số rầy cao để phun xịt triệt để. Phun xịt xong cần thu thập bao bì, chai lọ đem đi xử lý nơi quy định, cần làm cho đồng ruộng được sạch đẹp ngay sau khi phun xịt.

2/Bón phân hợp lý cho lúa Hè Thu là biện pháp căn bản nhất. Dựa vào kết quả ứng dụng có hiệu quả cao trong các mô hình cánh đồng mẫu lớn cũng như 3 năm tham gia chương trình sản xuât lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu tại 13 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã nhất trí khuyến cáo sử dụng các chủng loại phân Đầu trâu bón cho lúa, nhất là vụ lúa Hè Thu.

Với mục tiêu giảm lượng bón, giảm số lần bón. Theo quy trình, sử dụng phân Đầu trâu mặn phèn bón từ 80 - 120 kg/ha trước lúc sạ cho vùng có bị phèn và nhiễm mặn. Nếu lúc bón lót chưa có phân này, những ruộng có hiện tượng ngộ độc hữu cơ hay ruộng bị xì phèn thì dùng loại phân này để bón, có thể chỉ tập trung bón chỗ bị hại hay bón cho cả ruộng càng tốt.

Riêng phân bón thúc thì chỉ dùng Đầu trâu TE-A1 bón thúc 2 lần đầu sau sạ 8 - 12 ngày và 18 - 22 ngày, liều bón mỗi lần từ 120 - 140kg/ha. Bón thúc đòng dùng TEA2, liều bón từ 100 - 120kg/ha. Nếu ruộng lúa quá xấu có thể bón đến 130 hay 150kg/ha.

Khi đã sử dụng 2 loại phân này thì sẽ không dùng thêm bất cứ loại phân nào khác, ngay cả bón rước hạt cũng vậy. Những nơi đã dùng các loại phân khác để bón thúc, nay có các loại phân kể trên thì nên chuyển sang dùng các loại phân này như đã khuyến cáo thì bảo đảm dù có bị biến đổi khí hậu thất thường thì bà con vẫn có năng suất lúa cao ổn định.

Những vùng bà con không thể mua được các chủng loại phân Đầu trâu khuyến cáo ở trên, buộc phải dùng phân đơn để bón thì cần chú ý liều lượng, không nên bón quá nhiêu chất đạm, nhất là từ lúc làm đòng đến sau trổ.

Những vùng như vậy bà con gọi điện cho Công ty Cổ phần Phân bón Bình điền để mua vi lượng thông minh bón bổ sung cho lúa, chỉ cần bón 4kg/ha vào lúc lúa làm đòng hay pha loãng với liều 15 - 20g/bình 16 lít để xịt sẽ vừa giúp hóa giải lỡ bón thừa đạm, vừa làm giảm tỷ lệ sâu bênh, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cũng sẽ cao.

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.