| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ, chăm sóc vườn cây ăn quả mùa mưa lũ

Thứ Sáu 07/10/2011 , 10:54 (GMT+7)

Các tỉnh đầu nguồn Đồng Tháp, An Giang người dân và chính quyền đang phải vật lộn với lũ để bảo vệ lúa thu đông.

Hơn 10 năm nay, từ năm 2000 ĐBSCL mới trải qua cơn lũ lịch sử như năm nay. Các tỉnh đầu nguồn Đồng Tháp, An Giang người dân và chính quyền đang phải vật lộn với lũ để bảo vệ lúa thu đông.  

Các tỉnh cuối nguồn Hậu Giang, Sóc Trăng cũng bị thiệt hại lớn do lũ kết hợp với triều cường làm cho hàng chục nghìn ha mía bị ngập, giảm chữ đường mà nhà máy lại quá tải không chế biến kịp. Các tỉnh vùng giữa như Tiền Giang, Vĩnh Long, nơi vườn cây ăn trái xum xuê cũng đang phải đối mặt với mưa lũ. Các giải pháp kỹ thuật sau đây sẽ giúp nhà vườn hạn chế thiệt hại. 

MƯA LŨ BẤT THƯỜNG 

Theo Cục QLĐĐ- PCLB (Bộ NN-PTNT), lũ năm 2011 này phù hợp với quy luật chung mà chưa có dấu hiệu bất thường cả về thời gian lẫn cường suất. Tuy nhiên các cơ quan truyền thông thì cho rằng có sự trục trặc trong dự báo, vì trước đây chỉ đánh giá lũ năm 2011 này thuộc loại “lũ đẹp”. Theo cách hiểu xưa nay, lũ đẹp có mực nước trong khoảng từ báo động 2-3, không gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng nhưng đồng ruộng lại được tổng vệ sinh, đón nhận phù sa và có nhiều thủy sản. Thế nhưng, thực tế mức nước tại Tân Châu, Châu Đốc đều vượt báo động 3 từ 2- 3 tấc. 

Thông thường mùa mưa Nam bộ kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào đầu tháng 5 đến hết tháng 10. Lượng mưa phân bổ không đều, thấp nhất là tháng 5 (từ 160 – 200 mm) tăng dần đến giữa tháng 8 thì giảm lại nhường chỗ cho hạn bà chằn sau đó mưa mạnh và nhiều hơn đạt đỉnh cao vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 (từ 280 – 360 mm), đến tháng 11 lượng mưa chỉ bằng hoặc ít hơn tháng 5 và chuyển dần sang mùa khô. 

VƯỜN CẦN CỎ 

Theo PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ (Đại học Cần Thơ), lũ và mưa dễ làm cho đất vườn bị bão hòa nước, đất thiếu oxy. Khi đất thiếu ô xy thì hệ sinh vật yếm khí hoạt động mạnh càng làm cho sự thiếu ôxy thêm trầm trọng và thải ra nhiều chất độc hại cho cây. Bởi vậy điều kiện tiên quyết đầu tiên là phải chống úng cho vườn, cần phải đắp bờ bao sao cho nước lũ không vào vườn và nước mưa phải được thoát ngay xuống các mương liếp. Phải đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m.  

Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương. Phải gia cố bờ bao, sên vét mương, chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng. Vào những ngày mưa dầm, cỏ là những bơm sinh học làm tầng đất sâu mau khô ráo. Do đó, không nên diệt mà chỉ cắt thấp khi cỏ vườn phát triển quá cao. Khi chẳng may bờ bao bị vỡ, thì hành động đầu tiên là nhanh chóng khắc phục sự cố, bơm tát và hạn chế tối đa việc đi lại trong vườn. 

RỬA CÂY 

Theo TS Nguyễn văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện CĂQ Miền Nam, mùa mưa đến sẽ làm giảm sâu hại nhưng gia tăng bệnh hại trên cây nhất là các bệnh do nấm như thán thư, thối trái, thối rễ. Nếu vườn thâm canh thì sau mỗi cơn mưa phải dùng nước tưới phun để rửa cây, nếu cây đã lớn thì có thể trèo lên cây, hoặc ngoắc vào sào để rung để làm sạch nước mưa. 

 Theo TS Hòa, môi trường nước mưa rất thích hợp cho nấm thán thư và nấm thối trái phát triển mạnh. Bào tử của những nấm này cũng thường bám vào trên mặt lá, cành, bởi vậy việc phun tưới nước hoặc rung cây để rửa nước mưa vừa có tác dụng loại bỏ môi trường thích hợp của nấm, vừa làm cho bào tử theo nước xuống đất. Đây là việc làm đơn giản nhưng hiệu quả để hạn chế nấm bệnh. 

Để chống lại các bệnh trên chồi non cần tỉa cành thông thoáng, phun thuốc gốc đồng (hoặc đồng đỏ), nếu có điều kiện nên bao trái. Nấm bệnh chủ yếu tấn công ở các chồi lá non nên việc thúc lá nhanh thành thục cũng là biện pháp làm hạn chế nấm bệnh. Theo kinh nghiệm của bà con nông dân Úc thì việc phun urea 2% lên tán lá non sẽ đẩy nhanh tiến trình thành thục. Ở Việt Nam chưa thấy ai áp dụng phương pháp này nên nhà vườn có thể pha u rê 1% - 2% phun trên diện tích nhỏ để thí nghiệm tìm ra tỷ lệ thích hợp trước lúc phun đại trà.

Để hạn chế các bệnh nấm rễ thì có thể tưới thuốc vào đất (trước lúc tưới cần xới xáo) kết hợp với rải vôi, quét vôi lên thân cây. 

BÓN PHÂN

Mùa mưa cũng là mùa cây sinh trưởng và phát triển mạnh cần nhiều dinh dưỡng nhưng lúc này chỉ nên bón phân vô cơ mà không nên bón hữu cơ, vì bón phân hữu cơ, nhất là hữu cơ chưa hoai mục, thì sẽ xảy ra quá trình phân hủy hữu cơ của vi sinh vật, tiêu hao không khí trong đất và dễ làm cho rễ cây thiếu không khí. Việc bón phân vô cơ tùy theo từng giai đoạn của cây, nếu cây đang mang trái thì cần nhiều đạm và kali, nếu thúc ra đọt thì cần nhiều đạm và lân. 

Để tránh hiện tượng bón phân không cân đối nên sử dụng NPK chuyên dùng. Việc bón phân vào mùa mưa cần chống lại sự rửa trôi bằng cách xới xáo nhẹ vườn trước lúc bón. Mỗi năm cần thiết bón thêm 500 kg vôi/ha vì ngoài tác dụng giải phóng các dinh dưỡng bị keo đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất còn có ý nghĩa cung cấp can xi trực tiếp cho cây để cây sinh trưởng khỏe hơn, chất lượng trái ngon hơn.  

CÁC SẢN PHẨM ĐẦU TRÂU CHUYÊN DÙNG CHO CÂY ĂN TRÁI 

Tên sản phẩm

Hàm lượng

Công dụng

Đầu trâu AT1

NPK: 18-12-8 +TE

Giúp phát triển cành và đọt mới. Bón sau thu hoạch

Đầu trâu AT2

NPK: 7-17-12

Giúp hình thành mầm hoa, đậu trái nhiều, tập trung. Bón thúc ra hoa

Đầu trâu AT3

NPK: 14-10-17 + TE

Nuôi trái, hạn chế rụng trái, đảm bảo năng suất cao, chất lượng trái ngon, mẫu mã đẹp. Bón sau khi đậu trái

Đầu trâu lớn trái

NPK: 12-7-17 + TE + Penac P

Tăng sức đề kháng, hạn chế rụng trái, thúc trái lớn. Bón sau khi đậu trái

Đầu trâu NPK: 20-20-15

NPK: 20-10-15+ TE (Kali dạng K2SO4)

Sử dụng cho vườn cây nhạy cảm với Cl (sầu riêng…)

Đầu trâu NPK Agrotain

NPK: 20-20-15 + Agrotain

Chống thất thoát đạm: Bón cho KTCB, sau thu hoạch

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm