| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ công nhân là giữ 'tài sản quý' của doanh nghiệp

Chủ Nhật 29/08/2021 , 13:08 (GMT+7)

Khảo sát các KCN tỉnh Bình Dương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, điều quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe công nhân, vì đây là tài sản quý của doanh nghiệp.

Đoàn công tác đi khảo sát tình hình hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh Bình Dương cuối tuần qua. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn công tác đi khảo sát tình hình hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của tỉnh Bình Dương cuối tuần qua. Ảnh: Minh Sáng.

Là tỉnh đứng đầu về thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), hiện Bình Dương có gần 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, theo báo cáo đến nay có 406 DN phát hiện 3.715 ca F0 (phát hiện tại công ty 3.370 F0 và ở các khu cách ly là 345 F0).

Trong bối cảnh dịch bệnh, để duy trì sản xuất, hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại các KCN hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” với tổng số lao động 140.238 người.

Trong bối cảnh dịch bệnh, để duy trì sản xuất, hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại các KCN hoạt động sản xuất theo phương án '3 tại chỗ'. Ảnh: Minh Sáng.
Trong bối cảnh dịch bệnh, để duy trì sản xuất, hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại các KCN hoạt động sản xuất theo phương án '3 tại chỗ'. Ảnh: Minh Sáng.

Trong bối cảnh dịch bệnh, để duy trì sản xuất, hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp tại các KCN hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”. Ảnh: Minh Sáng.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, lãnh đạo Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam cho biết, thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa sản xuất”, Công ty đã bố trí chỗ ăn ở cho hơn 700 cán bộ, công nhân (chiếm 80% tổng số công nhân), đồng thời đã tiến hành cải tạo lại 2 khu xưởng, lắp đặt thêm máy lạnh, màn, chăn; gắn thêm hệ thống vòi hoa sen tại nhà vệ sinh.

Ngoài 4 bữa ăn được cung cấp miễn phí, công nhân còn được Công ty tặng 1 thùng sữa tươi và hỗ trợ mỗi người 100.000 đồng/ngày.

Hiện tại, cứ 1 tuần Công ty xét nghiệm 20% số công nhân đang làm việc. Mặc dù 70% số lao động là người ngoại tỉnh nhưng toàn bộ công nhân đều đồng thuận việc sản xuất “3 tại chỗ”, không có công nhân nào bỏ về quê.

Lãnh đạo Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang thực hiện mục tiêu kép 'vừa chống dịch, vừa sản xuất'. Ảnh: Minh Sáng.
Lãnh đạo Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang thực hiện mục tiêu kép 'vừa chống dịch, vừa sản xuất'. Ảnh: Minh Sáng.

Lãnh đạo Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa sản xuất”. Ảnh: Minh Sáng.

Còn về tình hình sản xuất của nhà máy Tôn Đông Á trong hoàn cảnh dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, doanh nghiệp này cũng duy trì sản xuất với 620 lao động (trong 800 lao động, chiếm 77,5%) tương đối ổn định, sản lượng đạt 65.000-68.000 tấn, công suất đạt 100%, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Phạm Quốc Thắng – Phó Tổng Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần Tôn Đông Á cho biết: Kể từ khi dịch Covid -19 bùng phát vào tháng 4/2021, Công ty đã chủ động triển khai, thực hiện nghiêm ngặt hoạt động 3T – 5K tại các nhà máy, văn phòng; phối hợp tiêm vacxin cho CBCNV.

Công ty đặt mục tiêu duy trì hoạt động SXKD 100% công suất, ổn định việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Công ty Tôn Đông Á đặt mục tiêu duy trì hoạt động SXKD 100% công suất, ổn định việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Ảnh: Minh Sáng.
Công ty Tôn Đông Á đặt mục tiêu duy trì hoạt động SXKD 100% công suất, ổn định việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Ảnh: Minh Sáng.

Công ty Tôn Đông Á đặt mục tiêu duy trì hoạt động SXKD 100% công suất, ổn định việc làm, tăng thu nhập cho CBCNV, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của đất nước và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Ảnh: Minh Sáng.

Bên cạnh đó, Tôn Đông Á cũng đã đóng góp hơn 4 tỷ đồng cho việc mua trang thiết bị, thực phẩm… tại các bệnh viện dã chiến, tuyến đầu chống dịch, hoàn cảnh khó khăn của người dân vì dịch bệnh Covid -19 với mục tiêu chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Năm nay, Công ty dự kiến đạt doanh thu 14.000 tỷ đồng, cao hơn mức 12.500 tỷ đồng của năm ngoái.

Mặc dù dịch bệnh, phải thực hiện '3 tại chỗ' nhưng các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương vẫn đảm bảo các hoạt động sản xuất khá tốt. Ảnh: Minh Sáng.
Mặc dù dịch bệnh, phải thực hiện '3 tại chỗ' nhưng các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương vẫn đảm bảo các hoạt động sản xuất khá tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Mặc dù dịch bệnh, phải thực hiện “3 tại chỗ” nhưng các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương vẫn đảm bảo các hoạt động sản xuất khá tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Trong khi đó, từ ngày 19/7, Công ty Sanaky cũng bắt đầu “3 tại chỗ” với 550 người trong tổng số 1.000 lao động. DN tổ chức ăn ở và làm việc riêng từng bộ phận, sinh hoạt với từng khung giờ khác nhau, đến nay không xảy ra lây nhiễm chéo. Nhờ đó, mặc dù dịch bệnh, phải thực hiện “3 tại chỗ” nhưng  DN vẫn hoạt động khá tốt. Công nhân được hỗ trợ 1,75 triệu đồng.

Lãnh đạo Công ty Vina Kraft Paper có 100% vốn nước ngoài (Thái Lan) bày tỏ vui mừng khi tất cả công nhân đi làm đều đã được tiêm vacxin. Còn tất cả lao động nghỉ việc, không tham gia “3 tại chỗ” đều được hưởng toàn bộ lương. Công nhân đi làm được hưởng trợ cấp 100.000 đồng/ngày. Hiện, mỗi ngày Công ty phải chi 100 triệu đồng lo tiền ăn uống cho công nhân.

Với sự đầu tư đồng bộ từ nhà xưởng, công nghệ sản xuất đến nơi sinh hoạt khép kín nên Công ty gốm sứ Minh Long ở TP.Thuận An đã hoàn toàn chủ động thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì sản xuất, xuất khẩu, đồng thời bảo đảm tốt chế độ cho người lao động. Đến nay, việc giữ an toàn cho vùng sản xuất đã được Minh Long I thực hiện tốt với 1.100 cán bộ, công nhân.

 Cần đẩy nhanh tiến độ tiêm vacxin cho công nhân “3 tại chỗ”

Hầu hết những kiến nghị trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”, các DN đều bày tỏ mong muốn, việc kiểm soát phương tiện trên đường cần phải có những nguyên tắc và phối hợp thống nhất giữa các địa phương, áp dụng công nghệ để giảm thiểu số lượng phương tiện, thời gian phải dừng.

Nhà nước cần có giải pháp thống nhất điều kiện cấp phép lưu thông phương tiện và kiểm tra sức khỏe lái xe. Các DN đề nghị cần đẩy nhanh việc phân bổ, tiêm vacxin cho công nhân lao động tại tỉnh Bình Dương nhằm đưa hoạt động sản xuất trở lại trạng thái bình thường.

Các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn chủ động thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì sản xuất, xuất khẩu, đồng thời bảo đảm tốt chế độ cho người lao động. Ảnh: Minh Sáng.
Các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn chủ động thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì sản xuất, xuất khẩu, đồng thời bảo đảm tốt chế độ cho người lao động. Ảnh: Minh Sáng.

Các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn chủ động thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh, duy trì sản xuất, xuất khẩu, đồng thời bảo đảm tốt chế độ cho người lao động. Ảnh: Minh Sáng.

Đoàn công tác yêu cầu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc thực hiện “3 tại chỗ” kéo dài, cần hết sức quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, từ bữa ăn đến điều kiện vệ sinh, vui chơi, giải trí. Thực tế có một số doanh nghiệp bị đứt gãy, khi quay trở lại hoạt động thì mời công nhân đến tiếp tục làm việc rất khó. Hơn nữa, đào tạo được một công nhân thành thạo, có tay nghề cao không thể một sớm, một chiều.

Trao đổi với các DN, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao tinh thần chủ động, nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân lao động vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh; giữ vững chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng khi đời sống công nhân được bảo đảm, tỉ lệ DN hoạt động “3 tại chỗ” tại Bình Dương khá cao so với các địa phương khác.

Đến nay, việc giữ an toàn cho vùng sản xuất an toàn đã được Minh Long I thực hiện tốt với 1.100 cán bộ, công nhân. Ảnh: Minh Sáng.

Đến nay, việc giữ an toàn cho vùng sản xuất an toàn đã được Minh Long I thực hiện tốt với 1.100 cán bộ, công nhân. Ảnh: Minh Sáng.

Phó Thủ tướng yêu cầu các DN phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc hàng tuần để kiểm tra, tầm soát kỹ, nếu phát hiện ca F0 thì phải dừng sản xuất ngay. Quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho công nhân, đây là tài sản quý của DN. Do đó, phải an toàn thì mới sản xuất, bởi vì khi để xảy ra lây nhiễm trong nhà máy, xí nghiệp thì sẽ thiệt hại rất lớn, không chỉ kinh tế mà cả sức khỏe, đời sống của người lao động. Đồng thời, phải kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng thực phẩm cho các nhà máy.

Không được chủ quan, mỗi DN phải là một pháo đài chống dịch, góp sức cùng Bình Dương sớm kiểm soát được dịch. Để dịch càng kéo dài, người dân càng khổ, hệ thống bộ máy càng mệt mỏi. Phó Thủ tướng nhất trí và sẽ yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục ưu tiên tiêm vacxin cho người lao động, lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế.

Khi đến kiểm tra việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại Bình Dương, địa phương có số ca mắc Covid-19 cao thứ 2 trên cả nước, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần dứt khoát bảo đảm tất cả người lao động khi tham gia “3 tại chỗ” phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đây là điều kiện tiên quyết.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.