| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ lúa hè thu trước nắng hạn và xâm nhập mặn

Thứ Tư 17/04/2024 , 18:10 (GMT+7)

HẬU GIANG Ngành nông nghiệp Hậu Giang khuyến cáo bà con nông dân triển khai các biện pháp bảo vệ lúa hè thu trước tình hình nắng hạn gay gắt và xâm nhập mặn tăng cao.

Vụ lúa hè thu 2024, tỉnh Hậu Giang có kế hoạch gieo sạ 73.800ha. Đến thượng tuần tháng 4, nông dân đã xuống giống được hơn 42.000ha, hiện chủ yếu lúa đang ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh. Khung thời vụ gieo sạ lúa hè thu được ngành nông nghiệp Hậu Giang khuyến cáo làm 2 đợt chính.

Đợt 1 từ ngày 26/3 - 1/4 và đợt 2 từ ngày 24 - 30/4. Tuy nhiên, đối với các địa phương bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm trên địa bàn huyện Long Mỹ, TP Vị Thanh và TP Ngã Bảy, nông dân gieo sạ lúa hè thu khi mùa mưa bắt đầu.

Nắng hạn gay gắt khiến lúa hè thu chậm phát triển, ngành nông nghiệp Hậu Giang khuyến cáo nông dân tăng cường các biện pháp bảo vệ và quản lý tốt các dịch hại. Ảnh: Tuấn Phát. 

Nắng hạn gay gắt khiến lúa hè thu chậm phát triển, ngành nông nghiệp Hậu Giang khuyến cáo nông dân tăng cường các biện pháp bảo vệ và quản lý tốt các dịch hại. Ảnh: Tuấn Phát. 

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, đối với ruộng lúa hè thu đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh như hiện nay, bà con cần quản lý tốt cỏ dại, bọ trĩ (bù lạch) và ốc bươu vàng, chuột gây hại. Trong đó, lưu ý nông dân không để ruộng bị khô nước khi gặp thời tiết nắng nóng vì đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát sinh gây hại nặng. Trước khi bơm tưới cần kiểm tra kỹ nguồn nước để tránh lấy nước bị nhiễm mặn vào ruộng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa.

Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Hậu Giang Bạch Văn Sơn khuyến cáo: “Do hiện nay đang là thời điểm nắng nóng gay gắt nên bà con nông dân lưu ý khi bón phân cho lúa cần bón vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để hạn chế sự bốc hơi, thất thoát phân bón. Đồng thời, nên bón bổ sung phân kali cho lúa ở giai đoạn đầu, giúp cây lúa khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi như hiện nay”.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.