| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ môi trường: Trách nhiệm không của riêng ai

Thứ Ba 05/06/2018 , 08:15 (GMT+7)

Được khởi xướng từ năm 1972, trải qua hơn 45 năm, đến nay, Ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6 hàng năm) được xem là sự kiện thường niên lớn nhất về bảo vệ môi trường.

Với chủ đề chống ô nhiễm chất thải nhựa, tại Việt Nam, năm nay, Ngày Môi trường Thế giới sẽ được tổ chức tại tỉnh Bình Định, cùng với chuỗi các hoạt động, chiến dịch ra quân làm sạch môi trường ở tất cả các địa phương trên cả nước.

22-26-08_bi_so_6_-_photo_1_-_syngent_tich_cuc_thm_gi_chuong_trinh_cung_nong_dn_bo_ve_moi_truong_do_cuc_bvtv_pht_dong
Syngenta tích cực tham gia chương trình "Cùng nông dân bảo vệ môi trường" do Cục BVTV phát động

Đây cũng là dịp nhắc nhở chúng ta rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp và cả cộng đồng, chứ không của riêng ai. Gìn giữ môi trường tự nhiên cũng chính là đầu tư cho thế hệ tương lai.
 

Công nghệ thân thiện với môi trường

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, đồng thời khẳng định phát triển bền vững phải gắn liền với bảo vệ môi trường, những năm qua, Cty TNHH Syngenta Việt Nam luôn biến nhận thức thành hành động.

Khi đưa bất kỳ sản phẩm nào ra thị trường, yếu tố được Syngenta đặt lên hàng đầu chính là đảm bảo chất lượng đồng thời đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về an toàn môi trường.

Công ty luôn hướng đến các dòng sản phẩm thế hệ mới, thân thiện với môi trường, ít tác động nhất đến quần thể thiên địch trong tự nhiên. Các sản phẩm như Amistar 250 SC, Amistar Top 325SC, Chess 50WG, Virtako 40WG, Minecto Star 60WG, Cruiser Plus và nhiều sản phẩm khác... đã khẳng định được chỗ đứng cũng nhờ các tiêu chí như vậy.

Minh chứng rất rõ cho sự thân thiện với môi trường là việc các thửa ruộng, cánh đồng sau khi được sử dụng các sản phẩm của Syngenta vẫn hiện hữu 1 quần thể thiên địch phong phú, hệ sinh thái luôn được giữ vững nhờ vào sự tái lập nhanh chóng quần thể thiên dịch trong tự nhiên.

Nông dân Nguyễn Văn Bình ở Tân Thuận, Vĩnh Thuận, Kiên Giang cho biết: "Tôi canh tác mô hình lúa - tôm nên khi sử dụng các sản phẩm BVTV thì phải tuyệt đối an toàn cho tôm vì đó là nguồn thu chính. Trong mấy năm qua, tôi rất tâm đắc với bộ sản phẩm trên lúa của Syngenta như Sofit 300EC, Cruiser Plus, Virtako 40WG, Chess 50WG và Amistar Top 325SC, Tilt Super 300EC và Filia 525SE, vì các sản phẩm này giúp tôi phòng trừ tốt dịch hại, đảm bảo năng suất mà sau khi thu hoạch lúa thì thả tôm cũng rất an toàn”.

Trên thực tế, nhà nông thường cảm nhận sự khác biệt giữa các sản phẩm thuốc BVTV bằng cảm quan thông qua những trải nghiệm thực tế trên đồng ruộng chứ không nhiều người biết rằng nhà sản xuất đã phải đầu tư nghiên cứu bên cạnh hoạt chất tốt là các thành phần phụ gia cũng như các chất hỗ trợ ưu tú để tạo nên 1 thành phẩm xuất sắc đáp ứng được các yêu cầu về hiệu quả sinh học, an toàn độc học và an toàn môi trường. Chỉ nói riêng để đáp ứng yêu cầu đánh giá độ an toàn về môi trường, thì khoản đầu tư vào các nghiên cứu đánh giá này cho một sản phẩm thuốc BVTV là khoảng 35 triệu USD, tăng hơn 118% so với năm 2000.

Vì vậy, cùng một loại hoạt chất (cùng một công thức hóa học) nhưng ở các dạng thành phẩm khác nhau, do các nhà sản xuất khác nhau thì cũng không giống nhau về chất lượng hay nói cụ thể hơn là cũng có thể sẽ khác nhau về hiệu quả quản lý dịch hại. Điều này đến từ sự khác biệt về trình độ sản xuất, mức độ đầu tư công nghệ và tính chính trực trong nghiên cứu và phát triển.

Như vậy, để tạo ra 1 thành phẩm có chất lượng cao, nhà sản xuất cần có một nền tảng công nghệ tiên tiến và một quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt chất có độ tinh khiết theo đúng các tiêu chí kỹ thuật đã đăng ký và được các phòng thí nghiệm đạt chuẩn GLP chứng nhận. Đây là các yếu tố mà rất nhiều các nhà sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ và trang thiết bị kém thường không đạt được.

Ngoài ra, các nhà sản xuất lớn có sự đầu tư chuẩn mực trong nghiên cứu và phát triển cũng sẽ đưa vào trong thành phẩm một tỷ lệ thích hợp những chất hỗ trợ để giúp phát huy tối đa hiệu lực sinh học của hoạt chất mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Syngenta hiểu rõ điều này và đây cũng chính là bí quyết tạo ra sự khác biệt của một công ty danh tiếng.

Các sản phẩm của Syngenta với hoạt chất tinh khiết, thành phần chất hỗ trợ và phụ gia tiên tiến, đảm bảo sự an toàn cho cây trồng và môi trường. Nhiều nông dân cho biết họ chuộng các sản phẩm của Syngenta như Cruiser Plus, Chess 50 WG, Virtako 40WG, Tilt Super 300 EC... do thuốc có hàm lượng sử dụng thấp, mà hiệu quả kiểm soát dịch hại cao.

Chẳng hạn, với sản phẩm Virtako 40WG, người nông dân chỉ cần phun 60 - 75g thành phẩm trên 1ha, trong đó, hàm lượng hoạt chất chỉ chiếm 40% tức là khoảng là 24 - 30g/ha. Như vậy, lượng hoạt chất từ sản phẩm được đưa vào môi trường thấp hơn nhiều so với nhiều sản phẩm khác, từ đó, giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường.
 

Chung tay làm sạch môi trường

Thông qua các hoạt động thực tế trên thị trường, Ban lãnh đạo Syngenta cũng nhận thấy một thực trạng là ở nhiều nơi, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng của bà con còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng người nông dân lựa chọn các sản phẩm không rõ nguồn gốc, hoặc sau khi sử dụng thuốc BVTV họ vứt luôn vỏ chai, bao bì ngay tại đồng ruộng, dưới mương nước, ao hồ; một số hộ còn tiêu hủy cùng với rác thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.

Để chung tay cải thiện môi trường sống nông thôn, Syngenta đã tích cực tham gia chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường" do Cục BVTV phát động. Điều đặc biệt là Syngenta là công ty đa quốc gia đầu tiên tham gia chương trình này, cùng với 17 doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV khác.

22-26-08_bi_6_-_photo_2_-_nh_nguyen_vn_binh_tro_doi_voi_ky_su_cu_syngent_tren_mo_hinh_cnh_tc_lu_-tom
Anh Nguyễn Văn Bình trao đổi với kỹ sư của Syngenta trên mô hình canh tác lúa

Được tổ chức ở 22 tỉnh thành, từ Ninh Thuận đến Cà Mau, chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm giúp bà con nông dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bắt đầu từ việc sử dụng an toàn hiệu quả thuốc BVTV rồi không vứt bừa bãi bao bì, chai lọ thuốc BVTV ra môi trường sau khi sử dụng.

Các cán bộ của chương trình hướng dẫn bà con thu gom rác thải, bao bì, chai lọ thuốc BVTV sau khi dùng trên đồng ruộng đem đến hố tiêu hủy được Chương trình xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng các tiêu chí sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái, hướng đến xây dựng đạt chỉ tiêu nông thôn mới.

Syngenta còn phối hợp với chi cục BVTV các tỉnh tập huấn nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, qua đó giúp bà con tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và cung cấp các nông sản an toàn ra thị trường.

Thêm vào đó, từ năm 2015 đến nay, Syngenta còn tổ chức chương trình “Môi trường sạch, cuộc sống xanh” nhằm phát động bà con nông dân thu gom vỏ chai, bao bì thuốc BVTV bị vứt ngoài đồng ruộng và tiêu hủy.

Qua 3 năm tổ chức, chiến dịch “Môi trường sạch, cuộc sống xanh” do Syngenta phát động đã thu hút được được hơn 3.000 nông dân tham gia, với gần 18 tấn vỏ bao bì thuốc BVTV được thu gom và xử lý an toàn.

Anh Trương Nguyễn Hoàng Huy, một nông dân ở Vĩnh Thới, Lai Vung, Đồng Tháp trực tiếp tham gia chiến dịch “Môi trường sạch, cuộc sống xanh” của Syngenta năm 2017 chia sẻ: "Trước đây, đúng là tôi và bà con xung quanh nhiều lúc còn sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, hoặc phun thuốc xong là ném luôn ra ruộng mà không biết những nguy cơ tiềm tàng từ đó. Sau khi được các cán bộ của Syngenta tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn mà hiệu quả, chúng tôi đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, và cũng dặn bà con xung quanh lưu ý vấn đề này. Tất cả vì môi trường tương lai của chính con em chúng ta".

Ông Weraphon Charoenpanit, Tổng Giám đốc Cty TNHH Syngenta Việt Nam cho biết: "Syngenta mong muốn tạo lập ý thức bảo vệ môi trường của nông dân thông qua những việc làm nhỏ nhưng hết sức thiết thực, từ đó lan tỏa, nâng cao kiến thức sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm của cả cộng đồng.

Khát vọng của chúng tôi là đồng hành cùng nhà nông Việt xây dựng một cộng đồng nông thôn phồn thịnh, phát triển theo hướng bền vững. Việc giúp bà con nông dân nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và môi trường là một trong những ưu tiên hàng đầu giúp hiện thực hóa khát vọng đó".

 

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.