| Hotline: 0983.970.780

Bất hạnh của một gia đình cựu binh

Thứ Năm 05/11/2015 , 16:06 (GMT+7)

Bị di chứng chất độc da cam khiến cựu binh Lê Thường đau yếu thường xuyên. Đau đớn hơn là ba cô con gái của ông bà cũng bị ảnh hưởng từ bố nên ngớ ngẩn đến tội nghiệp…

Bất hạnh như bủa vây cả gia đình này. Đó là hoàn cảnh bị đát của gia đình cựu binh Lê Thường (67 tuổi) và bà Bùi Thị Liệu (66 tuổi) ở xóm 8, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An).

Nước mắt ngắn dài, bà Liệu trút bầu tâm sự khi kể về hoàn cảnh hết sức bất hạnh của gia đình: “Không có nỗi đau nào hơn nỗi đau khi ba đứa con tôi rứt ruột đẻ ra lại mang bệnh tật thế này. Chúng nó chỉ có lớn mà không có khôn, nên mọi việc từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân đều một tay thân già này làm suốt mấy chục năm qua. Đáng nhẽ ra ở tuổi này rồi, tôi chỉ việc quây quần bên con cháu nhưng đằng này từ khi lấy chồng chưa giây phút nào tôi được vui vẻ, nghỉ ngơi…”.

Ông bà có với nhau 7 người con. Năm 1971, khi người con trai đầu sinh ra khỏe mạnh bình thương. Sinh con không được bao lâu thì ông Thường được bổ sung vào Đại đội 4, Tiểu đoàn 4 – Trung đoàn 3 – Sư đoàn 271 sang chiến đấu ở chiến trường Nam  Lào. Trước sự cam go ác liệt của chiến tranh, đặc biệt là chất độc hóa học rải xuống khiến cho sức khỏe của ông bị giảm sút nhanh chóng.

Ở quê nhà bà Liệu vừa chăm sóc con, vừa lo vun vén cho gia đình, tăng gia lao động sản xuất và tham gia tích cực vào việc sửa đường, lấp hố bom mìn tại địa phương. Đến năm 1973, ông được xuất ngũ trở về quê nhà thì cô con gái thứ hai là chị Lê Thị Hiền cũng chào đời, nhưng con sinh ra không được bình thường như lần sinh trước.

Con nuôi mãi mà chẳng thấy lớn, chân tay thì co quắp lại, người hay bị co giật liên hồi. Rồi lần lượt năm 1975 và 1977 hai cô con gái Lê Thị Lành và Lê Thị Quế được sinh ra nhưng đều có những biểu hiện của người chị. Đến lúc này ông bà mới ngờ rằng, phải chăng các con bị thế này một phần là do di chứng của chất độc hóa học đã ngấm vào ông, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Nhìn những đứa con mình sinh ra cứ ngớ ngẩn, liêu xiêu trong ngôi nhà trống hoác, đôi vợ già chồng như đứt từng khúc ruột.

Sinh thêm được ba đứa con nữa thì cũng là lúc ông Thường như kiệt sức. Vậy là một tay bà lo liệu chăm sóc cho cả chồng và đàn con, nhưng vất vả hơn cả vẫn là ba đứa con bị bệnh tật, không có khả năng sinh hoạt như người bình thường.

10-29-47_su-nhung-nm-thng-vo-sinh-r-tu-ong-thuong-gio-chi-con-d-boc-xuong
Ông Thường chỉ còn da bọc xương

Tưởng như thế là bất hạnh lắm rồi, nhưng đâu chỉ dừng lại ở đó. Cách đây 8 năm, cô chị Lê Thị Hiền trong một lần đi lang thang rồi bị hiếp dâm và sinh con đặt tên là Lê Thông, em sinh ra cũng không được nhanh nhẹn như người bình thường.

Giờ đây khi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu đi nhiều nhưng bà cũng không được thảnh thơi ngày nào, khi phải một tay lo cho ba đứa con như những đứa trẻ ngây dại. Mấy chục năm này, ngày nào cũng vậy, bà phải tự tay tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho các con. Đến bữa ăn, bà lại phải tự tay đút cơm cho từng người một, có khi đút được cho người này thì người khác đã trốn đâu đó trong xó nhà hay chạy ra ngoài ngõ, bà lại phải tất tả đi tìm. 

Ông Thường vốn ốm yếu thường xuyên, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Nhìn những đứa con ngồi co rúm trước thềm nhà, chốc chốc lại cười hềnh hệch một cách vô thức. “Cứ nghĩ đến các con, nghĩ đến lúc nhắm mắt xuôi tay đi trước chúng, tôi lại thấy lòng mình đau nhói”- ông Thường xót xa nói.

Gia cảnh này mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.