| Hotline: 0983.970.780

Bát nháo thị trường phân bón, thuốc BVTV: Minh bạch để kiểm soát tốt hơn

Thứ Sáu 21/05/2010 , 10:37 (GMT+7)

Để bình ổn thị trường mặt hàng này, trước hết cần phải tập trung giải quyết từ khâu đầu vào, hoàn thiện kênh phân phối, thiết lập hệ thống kênh thông tin...

Phân bón, thuốc BVTV là những mặt hàng thiết yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành SX của nông dân. Tuy nhiên, do quản lý còn bất cập, dẫn đến đầu cơ tăng giá, hàng giả hàng nhái tràn lan. Làm thế nào để quản lý, bình ổn thị trường các mặt hàng này là vấn đề được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp tổ chức tại TP Long Xuyên (An Giang) sáng qua 20/5?

Mở đầu hội thảo, ông Huỳnh Thế Năng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã làm nóng hội trường bằng việc thẳng thắn chỉ ra những hạn chế đang tồn tại SX, cung ứng VTNN trên thị trường. Trong đó, nổi bật nhất là: nguồn cung phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài, hệ thống phân phối qua nhiều trung gian, công tác quản lý nhà nước chưa đủ mạnh, trách nhiệm của DN đối với xã hội chưa rõ ràng. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường VTNN luôn bất ổn và thật giả lẫn lộn.

Thực tế hiện nay ở ĐBSCL, các cửa hàng VTNN có mặt khắp nơi, thậm chí nông dân có thể ngồi tại nhà chỉ gọi điện thoại cũng có thể mua được phân bón, thuốc BVTV. Ông Đoàn Ngọc Phả - PGĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Toàn tỉnh có 1 cơ sở SX, gia công sang chai, đóng gói thiết lập hệ thống cung ứng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, 10 Cty kinh doanh và 1.297 cửa hàng buôn bán phân bón, thuốc BVTV. Trong đó, cửa hàng cấp 1 (bán sỉ) chỉ chiếm 2,8% thị phần, cửa hàng cấp 1 và 2 (bán sỉ và lẻ) chiếm 3% và cửa hàng cấp 2 (chỉ bán lẻ) chiếm 94,2%. Qua đó cho thấy, hệ thống phân phối hiện nay chủ yếu lệ thuộc vào các của hàng bán lẻ và điều này lý giải tại sao nông dân phải mua VTNN với giá đắt.

Ở góc độ nông dân, ông Nguyễn Nhựt Oai, ở huyện Thoại Sơn (An Giang) bức xúc: Hiện nay thị trường VTVN như ma trận khiến nông dân không biết đâu mà lần. Chẳng hạn, phân bón những kẻ làm ăn gian dối chỉ cần rút bớt hàm lượng hoặc tráo vỏ nọ ruột kia là nông dân bị thiệt hại rất nhiều. Ngoài chuyện bị móc túi, nông dân còn bị thiệt về năng suất khi thu hoạch. Mà lỡ mua phải hàng dỏm thì chỉ có nước cắn răng mà chịu, vì phân thuốc đã phun, rải ra ruộng rất khó xác định thật giả.

Lý giải giá VTNN tăng cao trong thời gian qua, TS Mai Thị Ánh Tuyết - PGĐ Sở KH-CN An Giang cho rằng, hiện nay chúng ta đang lệ thuộc rất lớn vào hàng NK (cả nguyên liệu lẫn thành phẩm) nên giá trong nước luôn bị biến động theo giá thế giới. Trong khi đó, kênh phân phối trong nước lại quá nhiều tầng nấc dẫn đến giá cả bị đội lên.

Thực tế cho thấy, sản phẩm từ nhà SX hoặc nhà NK phải đi qua: cửa hàng (cấp I), đại lý (cấp II), người bán lẻ rồi mới đến nông dân (trên 94% đều qua hệ thống này - nghiên cứu tại An Giang). Qua mỗi tầng nấc như vậy, các Cty đều phải chi một khoản chi hoa hồng rất cao, khiến giá khi đến tay nông dân bị tăng lên đến 30-40% so với giá bán của NM. Ngoài ra, nông dân còn phải chịu mức lãi ít nhất là 2%/tháng khi mua thiếu và tổng số tiền phải chịu lãi được tính ngay thời điểm lấy hàng lần đầu tiên dù lấy hàng theo nhiều đợt trong vụ.

Về hệ thống phân phối, bà Tuyết chỉ ra 4 điểm yếu kém đó là: hạ tầng; nguồn nhân lực; vốn và liên kết, kết hợp yếu. Hệ thống phân phối hầu như không quản lý ở khâu bán buôn, phân phối bị dứt đoạn dẫn đến rất dễ xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá. Điều này lý giải tại sao giá VTNN trên thị trường ngày càng tăng và chất lượng kém. Đó là chưa kể đến tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường khiến nông dân bị thiệt hại nặng nề mà không biết kêu ai.

Về phía nhà SX, ông Nguyễn Minh Sơn - Trưởng phòng Maketting Cty CP Phân bón hóa chất Cần Thơ cho rằng, thời gian qua cơ sở sản xuất phân bón mọc lên khắp nơi, cơ sở vật chất gần như không có gì vẫn tham gia sản xuất, tung hàng ra thị trường. Chính điều này làm cho thị trường trở lên bát nháo, hàng kém chất lượng tràn lan. Việc cạnh tranh trên thị trường không lành mạnh đã làm cho giá cả luôn nhảy múa. Để bình ổn giá,

Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng nhấn mạnh: Thị trường phân bón, thuốc BVTV là vấn đề nóng mà Bộ ngành Trung ương rất quan tâm. Để bình ổn thị trường mặt hàng này, trước hết cần phải tập trung giải quyết từ khâu đầu vào, hoàn thiện kênh phân phối, thiết lập hệ thống kênh thông tin về tình hình cung cầu, giá cả để nông dân cập nhật, nắm bắt thông tin. Bên cạnh việc xử phạt cần phải nêu tên các DN vi phạm trên các thông tin đại chúng. Cung cấp sổ tay để nông dân ghi chép trong từng mùa vụ, từ đó đánh giá được chất lượng VTNN mình đã sử dụng và rút kinh nghiệm cho vụ sau, góp phần làm giảm chi phí đầu tư.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm